Quyền con người là vấn đề được tất cả các quốc gia trên thế giới hiện đại quan tâm và phấn đấu thực hiện. Ở Việt Nam, quyền con người đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992, và tiếp tục được mở rộng trong Hiến pháp 2013. Hãy cùng tìm hiểu quyền con người trong pháp luật Việt Nam thông qua bài viết sau đây.

Quyền con người là gì?

Tại Hiến pháp 2013, quyền con người được quy định ở Chương II với tên gọi là “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Quyền con người vốn dĩ là một khái niệm trừu tượng và khó lượng hoá. Dựa theo cách đặt tên tại Hiến pháp 2013, có thể thấy, quyền con người có mối liên hệ chặt chẽ với quyền công dân nhưng không đồng nhất với quyền công dân. Quyền con người không chỉ được thể hiện trong các quyền công dân mà còn vượt ra ngoài phạm vi các quyền công dân. Điều này được thể hiện rõ thông qua ngôn ngữ sử dụng trong Hiến pháp. 

Quyền con người trong pháp luật Việt Nam và pháp luật thế giới

Tại Điều 14 của Hiến pháp 2013 đã quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng động”. Với quy định này, quyền con người không phải bị hạn chế bởi pháp luật nói chung mà bởi luật – văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước ban hành. Hơn nữa, việc hạn chế quyền con người chỉ được đặt ra trong trường hợp cần thiết. Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng động.

Điều này về cơ bản là phù hợp với Điều 29 Tuyên ngôn nhân quyền: “Mỗi người trong khi thụ hưởng các quyền và tự do cá nhân, chỉ phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và sự tôn trọng đối với các quyền và tự do của những người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung cho một xã hội dân chủ”.

Các quyền con người mới được bổ sung trong Hiến pháp 2013

– Quyền sống

Quyền sống là quyền tự nhiên của con người, là quyền con người quan trọng nhất. Quyền sống, cũng như bất kỳ quyền nào khác của mỗi công dân cũng phải được đặt trong mối quan hệ với quyền, lợi ích của các cá nhân khác và của cả cộng động. Do đó, không nên hiểu một cách máy móc, cứng nhắc. 

– Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

Việc thực hiện quyền này trên thực thế mang nhiều ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Đồng thời, có mục đích đem lại hạnh phúc cho người người. Đây cũng là mục tiêu cao cả mà tất cả hệ thống pháp luật trên thế giới đều hướng đến.

– Quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp

Quyền này vừa củng cố, vừa coi trọng quyền tự do cá nhân trong việc xác định nguồn gốc dân tộc và lựa chọn phương tiện giao tiếp. Đồng thời tạo điều kiện cho cá nhân kết hợp được nhu cầu giữ gìn nét đẹp văn hoá dân tập với nhu cầu hoà nhập. 

– Quyền được xét xử bởi Tòa án khi bị nghi ngờ thực hiện hành vi phạm tội

Quyền này có mục đích bảo vệ các quyền tự do, bất khả xâm phạm của cá nhân. Tránh cho cá nhân khỏi việc bị bắt, bị giam giữ vô căn cứ và vô thời hạn. 

– Quyền không bị kết án hai lần vì một tội phạm

Việc Toà án kết án một người về tội phạm nào đó thể hiện sự đánh giá, phản ứng của Nhà nước đối với hành vi của người phạm tội. Việc kết án thông thường cũng đồng nghĩa với việc Tòa án áp dụng những hình phạt nhất định đối với người bị kết án. Tức là, Nhà nước buộc người phạm tội chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình. Điều đó là đương nhiên và phù hợp với lẽ công bằng. Tuy nhiên, nó chỉ coi là công bằng khi người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm hình sự một lần đối với hành vi đó. Điều này là phù hợp với quy định của quốc tế. 

Các quyền con người được kế thừa từ Hiến pháp 1992

– Quyền của người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

– Quyền tiếp cận thông tin.

– Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá.

– Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư. 

Kết luận 

Cùng với những quyền con người được kế thừa từ Hiến pháp 1992, những thay đổi của Hiến pháp 2013 đã có sự phát triển vượt bật. Đặc biệt là nội dung và cách thể hiện quyền con người trong pháp luật quốc gia ngày càng phù hợp với tinh thần quốc tế. Các quy định về quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng cho quá trình hoàn thiện. Và bảo đảm quyền con người trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điều này là phù hợp với xu thế tiến bộ hiện nay trên thế giới. 

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT