Trẻ em là búp măng non, là lứa tuổi được bảo vệ và chăm sóc nhiều nhất. Đây cũng là tương lai của đất nước. Chính vì vậy, để bảo vệ trẻ em phát triển tốt nhất, nhà nước ta cũng như Công ước Quốc tế đã ban hành một số điều luật về quyền trẻ em. Vậy quyền trẻ em là gì? Có những nhóm quyền nào? Cùng BePro tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Quyền trẻ em là gì?

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em là một bộ phận không thể thiếu của quyền con người. Quyền trẻ em được Công ước Quốc tế đưa ra nhằm bảo vệ và áp dụng cho tất cả trẻ em trên thế giới. 

Theo đó, quyền trẻ em nhằm hướng đến đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.

Luật quốc tế bảo vệ trẻ em hay Công ước Quốc tế gồm 54 điều khoản. Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng và được Liên hợp quốc thông qua. Hầu hết các nước trên thế giới đều đồng tình và phê duyệt Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Theo đó Việt Nam là nước châu Á đầu tiên và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn quyền này. Ở Việt Nam, những người dưới 16 tuổi được coi là trẻ em. 

Tầm quan trọng của quyền trẻ em 

Sau khi tìm hiểu về quyền trẻ em là gì? Dưới đây BePro xin chia sẻ đến bạn đọc các khía cạnh quan trọng liên quan đến quyền trẻ em. Cụ thể: 

Thứ nhất, trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là đối tượng dễ bị tổn thương và được xã hội, pháp luật bảo vệ. Vì vậy, những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến trẻ em và những giải pháp tốt nhất nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ em sẽ được xã hội, pháp luật xem xét và ghi nhận nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho trẻ em.

Thứ hai, trẻ em luôn được gia đình, xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển. Đặc biệt, dưới góc độ pháp lý thì việc tiếp cận đối với trẻ em phải dựa trên cơ sở quyền trẻ em.

Thứ ba, nhằm bảo đảm quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em được sống và phát triển một cách an toàn, lành mạnh thì luôn phải có cơ chế pháp lý trên phương diện quốc gia và quốc tế. Bởi, quyền trẻ em luôn được cộng đồng quốc tế thừa nhận, tuy nhiên việc thực hiện nhằm đảm bảo quyền trẻ em lại diễn ra tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Do đó, cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở từng quốc gia cũng luôn phải phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của mỗi quốc gia

4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em

4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em là những quyền mà bất cứ trẻ em nào cũng cần được nhận. Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em thì 4 nhóm này được quy định như sau: 

Quyền được sống còn

Nhóm quyền này quy định trẻ em có quyền được sống một cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển. Để làm được điều này, người giám hộ phải cung cấp được nơi ở, ăn uống đủ chất và được chăm sóc sức khỏe. 

Bên cạnh đó, trẻ em cần được khai sinh ngay sau khi mới ra đời. Có như vậy, chúng mới được công nhận là công dân hợp pháp của nước Việt Nam và mới được hưởng các quyền cơ bản khác.

Quyền được phát triển

Nhóm quyền này quy định về những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần. Nhóm quyền này bao gồm quyền được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng.

Ngoài ra, trẻ em cũng cần có sự yêu thương, quan tâm và chăm sóc từ cha mẹ cùng các thành viên khác trong gia đình. Nhờ những người thân này mà trẻ em sẽ học được những điều tốt đẹp, được dạy những điều hay lẽ phải để sau này khi lớn lên chúng biết cách sống và làm người sao cho đúng.

Quyền được bảo vệ

Quyền được bảo vệ bao gồm những quy định về việc bảo vệ thể xác, tâm hồn và tinh thần của trẻ em. Nhiều trẻ em đã bị xâm phạm quyền này trong suốt thời thơ ấu của chúng. Vì trẻ em còn nhỏ nên người lớn dễ dàng bóc lột chúng mà không gặp quá nhiều sự chống trả hay khó khăn nào.

Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Người lớn cũng có quyền bảo mật về thư tín và quyền này thường được tôn trọng. Tuy nhiên, đối với trẻ em nhiều người còn không tôn trọng quyền này mà lại xâm phạm cách thường xuyên. Họ cho rằng trẻ em còn nhỏ nên không cần có sự riêng tư.

Quyền được bảo vệ sẽ giúp trẻ em không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng. Trong trường hợp, có người làm trái pháp luật cũng sẽ bị phạt và giam giữ theo đúng quy định.

Quyền được tham gia

Trẻ em có quyền được tham gia bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân. Trẻ em còn có quyền  tự do kết bạn, giao lưu, hội họp và được tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi.

Một số quyền và bổn phận của trẻ em

Sau khi đã biết được 4 nhóm quyền cơ bản mà mỗi trẻ em nhận được, BePro đã tổng hợp được những quyền mà trẻ em được hưởng như sau: 

  • Quyền được sống
  • Quyền được khai sinh và có quốc tịch
  • Quyền được chăm sóc sức khỏe
  • Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của bản thân
  • Quyền vui chơi, giải trí theo sở thích của bản thân
  • Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc
  •  Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  • Quyền về tài sản. Trẻ em được hưởng những tài sản mà chúng được thừa kế hoặc tạo ra.
  •  Quyền bí mật đời sống riêng tư
  • Quyền được sống chung với cha, mẹ
  • Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
  • Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
  • Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
  • Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
  • Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
  • Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
  • Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
  • Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
  •  Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
  • Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
  • Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
  • Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
  • Quyền của trẻ em khuyết tật
  • Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Qua đó, Công ước cũng quy định bổn phận của trẻ em như sau: 

  • Bổn phận của trẻ em đối với gia đình
  • Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác
  • Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
  • Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước
  • Bổn phận của trẻ em đối với bản thân là học tập thật tốt
  • Những điều cần biết về quyền trẻ em

Những điều cần biết về quyền trẻ em 

Những thông tin trên đây chia sẻ về quyền trẻ em là gì? Qua đó, người đọc nên lưu ý một số vấn đề sau liên quan đến quyền trẻ em: 

Các quyền trẻ em bên trên được quy định cho tất cả mọi trẻ em. Những trẻ em trên thế giới dù thuộc dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng hay màu da nào cũng đều được bình đẳng. 

Những quy định về quyền trẻ em không làm giảm vai trò của các bậc cha mẹ đối với con cái. Ngược lại, những quyền này sẽ bắt buộc họ đối tốt và chăm sóc chúng phát triển toàn diện hơn. 

Nếu cha mẹ hoặc người giám hộ không đủ khả năng để nuôi dưỡng trẻ được đầy đủ thì các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm thay cha mẹ chăm sóc trẻ em. 

Đây là những quyền được Công ước Quốc tế quy định và được nhà nước ta áp dụng. Những ai vi phạm hay lạm dụng quyền trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

Kết luận 

Bài viết trên nhằm chia sẻ một số kiến thức về quyền trẻ em là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT