Thẩm định là gì có thể xem là một cụm từ khá quen thuộc đối với chúng ta. Tuy nhiên ít ai có thể nắm rõ nghĩa của từ ngữ này. Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thẩm định? Các trình tự, thủ tục thẩm định được quy định tại Việt Nam như thế nào? Bài viết sau đây của dịch vụ kế toán bePro.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thẩm định là gì và các quy định pháp luật về thẩm định

 

Thẩm định là gì?

Với mỗi công việc khác nhau, thẩm định lại mang khái niệm định nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung thẩm định được hiểu là quá trình xem xét và kiểm tra một sự việc hay một vấn đề nhất định. Trong một lĩnh vực của một ngành nghề cụ thể để đưa ra những quyết định rõ ràng. Được soạn bằng văn bản và được lưu trữ lại thông tin.

Ngoài ra, tại Điều 4 Luật giá năm 2012 có quy định về thẩm định giá. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền. Của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường. Tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

 

Thẩm định là gì và vai trò của công tác thẩm định hiện nay

Thẩm định là gì và vai trò của công tác thẩm định hiện nay

 

 

Đối tượng của thẩm định

Đối tượng của thẩm định có thể rất đa dạng. Gồm cả động sản, bất động sản, doanh nghiệp, dự án đầu tư, thiết kế, công trình xây dựng,…

Thẩm định hiện nay đang dần khẳng định được chức năng. Và tính hiệu quả của đối với nền kinh tế và từng đối tượng khách hàng. 

 

Có thể kể đến những vai trò của thẩm định như sau:

– Thẩm định góp phần đảm bảo tính chính xác của việc xác định giá trị của tài sản trong nhiều mục đích công.

– Thẩm định làm giảm gánh nặng và hạn chế rủi ro trong xác định trách nhiệm. Ví dụ như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bảo hiểm,…

– Thẩm định góp phần tạo ra các phương thức giải quyết bất đồng giữa các bên trong tranh chấp.

– Thẩm định góp phần làm minh bạch thị trường. Thúc đẩy sự phát triển hiệu của thị trường.

 

Thẩm định là gì và vai trò của công tác thẩm định hiện nay

Khái niệm thẩm định và vai trò của công tác thẩm định hiện nay

 

Vai trò của công tác thẩm định là gì?

Công tác thẩm định là một trong những khâu không thể thiếu trong quy trình để soạn thảo. Và ban hành quy trình để thẩm định mọi văn bản pháp luật. Mục đích của thẩm định là để thẩm tra và giám định các vấn đề cơ bản. Quan trọng trực tiếp là liên quan đến chất lượng kỹ thuật các văn bản thẩm định.

Hoạt động thẩm định là khâu cuối cùng trong quá trình trước khi các cơ quan người có nhiệm vụ thẩm định xem xét và ban hành văn bản. Thông qua mọi văn bản để trình quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội được xem xét ban hành.

 

Đặc điểm của thẩm định

Như đã đề cập tại phần định nghĩa, thẩm định là một hoạt động mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ. Bởi trong quá trình thẩm định, người thẩm định phải đưa được ra những kết luận, những đánh giá. Dựa trên những tiêu chí chuyên môn trong từng lĩnh vực. Để làm được điều này thì cá nhân, cơ quan, tổ chức thẩm định phải am hiểu và biết rõ.

Về những tiêu chí đánh giá, cách đánh giá, phương pháp đánh giá,…

Việc này phải trải qua một quá trình đào tạo lâu dài hoặc phải trải qua quá trình tìm hiểu và trau dồi kinh nghiệm. Cho nên không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân hay cơ quan nào cũng có thể thực hiện hoạt động thẩm định. Mà chỉ có các cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ mới được thực hiện hoạt động thẩm định.

 

Thẩm định là gì và vai trò của công tác thẩm định hiện nay

Thẩm định là gì và vai trò của công tác thẩm định hiện nay

 

Điểm khác nhau của thẩm định và thẩm tra

Thẩm định và thẩm tra là hai cụm từ thường được đi chung với nhau. Và được sử dụng rất nhiều trên thực tế. Thẩm định và thẩm tra đều phải do cơ quan có chuyên môn, nghiệp vụ tiến hành. Dựa trên những tiêu chí, điều kiện sẵn có. Tuy nhiên, 2 cụm từ này vẫn có nhiều điểm khác biệt. Theo cách hiểu thông thường thẩm tra là việc điều tra. Tìm hiểu để xem xét lại điều đã kết luận trước đó đúng hay sai, có chính xác hay không.

Về mặt pháp lý

Ta thường thấy thẩm tra đi kèm với việc kiểm tra, đánh giá văn bản pháp luật. Nên thẩm tra được hiểu là việc xem xét lại một cách kỹ lưỡng các văn bản luật. Trước khi trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Cơ quan thẩm tra xem xét sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng. Tính hợp hiến, hợp pháp, đối tượng, nội dung, phạm vi và tính khả thi của dự án.

Như vậy, thẩm định là việc xem xét, đánh giá kết luận về một vấn đề. Còn thẩm tra tức là xem xét lại xem vấn đề đó có đúng hay không.

 

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ của kế toán bePro.vn về thẩm định là gì và vai trò của công tác thẩm định hiện nay. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.

 

 

Thẻ: #khainiem

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT