Thông tư là gì mà được ban hành bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hơn nữa nó khá quan trọng trong quy định của pháp luật hiện nay. Hãy cùng công ty kế toán bePro.vn tìm hiểu nhé! 

 

Thông tư là gì?

Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định. Mà mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành. Thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định.

 

Thông tư là gì và hiệu lực ban hành thông tư theo Pháp luật

Thông tư là gì và hiệu lực ban hành thông tư theo Pháp luật

 

Thẩm quyền ban hành thông tư

Thông tư là hình thức văn bản pháp luật được một số chủ thể có thẩm quyền ban hành. Ví như Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hoặc bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

 

Nội dung của thông tư là gì

Nội dung của thông tư là gì lệ thuộc vào thẩm quyền của mỗi chủ thể ban hành.

– Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành thông tư. Để thực hiện việc quản lý các tòa án nhân dân và toà án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác. Được Luật Tổ chức Toà án nhân dân và luật khác có liên quan giao.

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư. Để quy định những vấn đề được Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.

– Thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 

Được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:

Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh. Quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.

 

Thông tư là gì và hiệu lực ban hành thông tư theo Pháp luật

Thông tư là gì và hiệu lực ban hành thông tư theo Pháp luật

 

 Cách soạn thảo thông tư

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo việc xây dựng, ban hành thông tư.

Phân công đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì phối hợp với tổ chức pháp chế. Trong trường hợp tổ chức pháp chế không chủ trì soạn thảo. Và các đơn vị có liên quan tổ chức soạn thảo thông tư.

2. Trong quá trình soạn thảo thông tư

Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến. Và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến. Đăng tải toàn văn dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ. Và cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ. Trong thời gian ít nhất là 60 ngày.

Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo có thể lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ khác. Của các cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác, các chuyên gia, nhà khoa học. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản chậm nhất là 20 ngày. Kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.

3. Đơn vị được phân công soạn thảo chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan. Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo thông tư.

 

 

Trình tự xem xét, ký ban hành thông tư

1. Đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư.

Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị. Thì tổ chức pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thống nhất ý kiến. Trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với tổ chức pháp chế. Các đơn vị có liên quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, ký ban hành thông tư.

 

Thông tư là gì và hiệu lực ban hành thông tư theo Pháp luật

Thông tư và hiệu lực ban hành thông tư theo Pháp luật

 

Thông tư có hiệu lực khi nào

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Thì một vài nguyên tắc để xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó là:

– Sẽ dựa vào thông tin được quy định trực tiếp. Cụ thể tại một điều luật nào đó trong văn bản quy phạm pháp luật.

– Trong trường hợp, trong văn bản quy phạm pháp luật không có điều khoản cụ thể. Quy định về ngày, tháng, năm có hiệu lực. Thì ta sẽ áp dụng cách xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó. Như theo điều 151 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Mặt khác:

– Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp Trung ương ban hành. Thì thông thường sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Hoặc kể từ ngày được thông qua văn bản đó.

– Đối với những văn bản quy phạm pháp luật của UBND, Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh. Thì hiệu lực của văn bản đó sẽ là sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

– Còn đối với một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, HDND tại cấp huyện và cấp xã. Thì sau 07 ngày tính từ ngày ký ban hành thì văn bản đó sẽ có hiệu lực.

Do vậy:

Thông tư sẽ có hiệu lực theo ngày, tháng, năm cụ thể được ghi nhận. Trong chính điều khoản của thông tư đó hoặc sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Hay kể từ ngày được thông qua vì đây là một văn bản do cấp Trung ương ban hành.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về thông tư là gì và hiệu lực ban hành thông tư theo Pháp luật.  Hy vọng bài viết sẽ là nguồn thông tin hữu ích dành cho mọi người. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.   

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT