Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp được Bộ Tài chính ban hành. Trong bài viết này, BePro.vn sẽ hướng dẫn bạn cách lập báo cáo kết quả HĐKD, hãy cùng chúng tôi tham khảo nhé!

 

Khái niệm

Báo cáo kết quả HĐKD là báo cáo tài chính tổng hợp. Phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả HĐKD là phương tiện trình bày khả năng sinh lời. Và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng báo cáo được lập dựa trên sự cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Kế toán có thể khái quát chung sự cân đối của báo cáo kết quả KD qua công thức sau đây:

Tổng doanh thu thuần = Tổng chi phí + Tổng lợi nhuận

Trong đó: 

Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ – Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ thường bao gồm 4 khoản sau được thể hiện qua công thức:

Các khoản giảm trừ = Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + hàng bán bị trả lại + Thuế (Tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu)

Báo cáo kết quả kinh doanh và những chỉ tiêu cần lưu ý

Báo cáo kết quả kinh doanh và những chỉ tiêu cần lưu ý

Kết cấu và các chỉ tiêu của Báo cáo 

Kết cấu Báo cáo KQKD chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 mảng: Hoạt động kinh doanh chính (hoạt động cốt lõi), Hoạt động tài chính và Hoạt động khác.

Công thức chung ở phần này là: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Hoạt động kinh doanh chính

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính thể hiện qua 3 chỉ tiêu chính:

– Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây là doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Sau khi trừ các Khoản giảm trừ doanh thu. Thông thường, đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu.

– Giá vốn hàng bán. Thể hiện tất cả chi phí để làm ra hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp.

– Lợi nhuận gộp về bán hàng. Doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán.

Chỉ tiêu này cho biết hoạt động SXKD chính mang về bao nhiêu tiền. Lợi nhuận gộp tăng có thể do doanh thu thuần tăng hoặc giá vốn hàng bán giảm.

Hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua 2 chỉ tiêu:

– Doanh thu tài chính. Có từ các nguồn như: lãi tiền gửi, lãi từ nhận đầu tư, lãi chênh lệch tỷ giá…

– Chi phí tài chính. Gồm có chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá, dự phòng các khoản đầu tư tài chính,…Đã phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả kinh doanh và những chỉ tiêu cần lưu ý

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và những chỉ tiêu cần lưu ý

Trong đó: Chi phí lãi vay và Lỗ chênh lệch tỷ giá là 2 loại chi phí quan trọng cần chú ý.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Là chỉ tiêu thể hiện kết quả nhận được từ hai hoạt động bán hàng và tài chính. Sau khi trừ đi Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh = Lợi nhuận gộp từ bán hàng + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính) – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Hoạt động khác

Những gì không nằm trong hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính. Thì sẽ nằm trong hoạt động khác và thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm: 

– Thu nhập khác. Có nguồn từ lãi thanh lý, nhượng bán tài sản hay được bồi thường hợp đồng…

– Chi phí khác. Trái với thu nhập khác, chi phí khác sẽ có nguồn từ lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản, phải bồi thường vi phạm hợp đồng…

– Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác.

Báo cáo kết quả kinh doanh và những chỉ tiêu cần lưu ý

Những chỉ tiêu cần lưu ý của bảng báo cáo

Lợi nhuận

Tổng hợp lợi nhuận từ những nguồn trên, chúng ta sẽ có được Lợi nhuận trước thuế:

– Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác.

– Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN.

Để phân tích báo cáo kết quả kinh doanh hiệu quả, ta cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Nhóm riêng doanh thu và chi phí để theo dõi biến động dễ dàng hơn.

Bước 2: Tính toán tỷ trọng của từng doanh thu trong Tổng doanh thu. Tỷ trọng từng chi phí trong Tổng chi phí, và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ.

Bước 3: Quan sát sự thay đổi, tăng giảm của các chỉ tiêu

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của BePro.vn về những điều cần lưu ý về báo cáo KQKD. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích dành cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến công ty dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé! 

Thẻ: #baocao

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT