Cách tính trợ cấp thôi việc đang được khá nhiều người quan tâm. Cụ thể trong từng trường hợp thì người sử dụng lao động phải thanh toán cho người tham gia lao động bao nhiêu. Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé! 

 

Trợ cấp thôi việc là gì?

Trợ cấp thôi việc là loại quyền lợi quan trọng của người tham gia lao động. Khi chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Khoản tiền trợ cấp thôi việc mà người sử dụng lao động thanh toán cho người tham gia  lao động. Như một sự ghi nhận công sức đóng góp của người tham gia lao động cho người sử dụng lao động. Trong suốt quá trình làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.

Cách tính trợ cấp thôi việc dành cho người lao động 

Cách tính trợ cấp thôi việc dành cho người lao động

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc 

Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc

 Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho Người lao động (NLĐ). Đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau:

– Hết hạn hợp đồng lao động.

– Đã hoàn thành công việc hoặc chấm dứt theo hợp đồng lao động.

– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động. Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

– NLĐ hoặc NSDLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. Hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37,38 Bộ Luật lao động.

Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc:

– Người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn. Mà hết hạn HĐLĐ thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

– NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu.

– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

Cách tính trợ cấp thôi việc dành cho người lao động 

Trợ cấp thôi việc dành cho người lao động

Cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất 

Căn cứ Điều 48, Bộ luật lao động 2012 quy định việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Dựa trên nguyên tắc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Với cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất như sau: 

Tiền trợ cấp thôi việc  = ½ x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc    x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc 

Trong đó:

– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân. Theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động. Trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.

Lưu ý:

– Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm nếu có tháng lẻ được tính như sau. Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành ½ năm. Từ đủ 06 tháng trở lên được làm tròn thành 1 năm. Trích điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP. 

– Mức trợ cấp mất việc làm được hưởng thấp nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Cách tính trợ cấp thôi việc dành cho người lao động 

Cách tính trợ cấp thôi việc dành cho người lao động

Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp

Do tên gọi gần giống nhau mà có không ít người lao động nhầm lẫn. Trên thực tế, đây là 2 khoản trợ cấp hoàn toàn độc lập và khác biệt với nhau. Nếu như trợ cấp thôi việc được quy định tại điều 48 Bộ luật lao động 2012. Thì trợ cấp thất nghiệp lại được Nhà nước quy định trong Chương 6 Luật việc làm 2013. Về đối tượng chi trả, trong khi trợ cấp thôi việc được chi trả bởi tổ chức, cơ quan sử dụng lao động. Thì trợ cấp thất nghiệp sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm chi trả cho NLĐ. Ngoài ra, về điều kiện và đối tượng được hưởng trợ cấp. Cũng như thời gian và mức lương tính trợ cấp giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp cũng hoàn toàn khác nhau. 

Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau:

– Người lao động và cơ quan sử dụng lao động tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận. Trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng. Mà không có sự đồng ý của cơ quan sử dụng lao động. NLĐ hưởng lương hưu và trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của Nhà nước.

– NLĐ đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định từ đủ 12 tháng trở lên. Trong vòng 24 tháng hoặc 36 tháng trước khi kết thúc hợp đồng lao động. Tùy từng trường hợp cụ thể đã quy định tại chương 6 Luật Việc làm 2013.

– Người lao động đã nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tại Trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng quy định. 

– Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ tới Trung tâm dịch vụ việc làm. Nếu người lao động vẫn chưa có việc làm. Thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo từng trường hợp cụ thể. 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ về khái niệm, đối tượng và cách tính trợ cấp thôi việc dành cho người lao động. Hy vọng bài viết bổ ích dành cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến công ty dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé! 

Thẻ: #cachtinh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT