Công thức tính thuế TNCN cho từng trường hợp cụ thể ra sao. Theo quy định, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, không phân biệt cá nhân cư trú hay không. Đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp sẽ có cách tính khác nhau. Hãy cùng dịch vụ kế toán tphcm bePro.vn tìm hiểu bài viết sau. 

 

Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

Hiện nay, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành không có định nghĩa về loại thuế này. Tuy nhiên, khái niệm thuế TNCN có thể được hiểu như sau:

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập nộp vào ngân sách Nhà nước. Được trích từ tiền lương, tiền công hoặc từ các nguồn thu khác. Sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.

 

Công thức tính thuế TNCN cho từng trường hợp cụ thể

Công thức tính thuế TNCN cho từng trường hợp cụ thể

 

 

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

– Thuế TNCN góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước huy động một phần của cải trong xã hội để tạo ra nguồn thu cho ngân sách.

– Thuế TNCN giúp giảm phân hóa giàu nghèo, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Nếu như các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng đánh vào các khoản chi của tất cả mọi người. Thì thuế TNCN chỉ đánh vào thu nhập của những người có thu nhập từ mức khá trở lên. Tính chất lũy tiến của loại thuế này giúp thu hẹp về khoảng cách thu nhập của các cá nhân.

– Thuế TNCN góp phần giúp Nhà nước kiểm soát nguồn thu nhập và phát hiện các nguồn thu bất hợp pháp. Ví dụ như: Hối lộ; buôn bán hàng cấm; hàng trốn thuế. Hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước. 

 

Công thức tính thuế TNCN

Đối với cá nhân không cư trú

Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC đã quy định cá nhân không cư trú. Là người không đáp ứng được các điều kiện đặt ra để được xác nhận là cá nhân cư trú. Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007. Có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam. Phải nộp thuế theo quy định sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất 20%

Trong đó: 

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú. Được xác định như đối với thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

 

Công thức tính thuế TNCN cho từng trường hợp cụ thể

Công thức tính thuế TNCN cho từng trường hợp cụ thể

 

Đối với cá nhân cư trú

Pháp luật đã quy định các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam đều phải nộp thuế TNCN.

Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 đã quy định cá nhân cư trú. Là người đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây:

– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên. Tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam. Theo hợp đồng thuê có thời hạn.

 

Số thuế TNCN phải nộp của cá nhân cư trú được tính như sau:

Trường hợp : Cá nhân ký hợp đồng lao động ít hơn 3 tháng

Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất: 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ.

Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.

 

Công thức tính thuế TNCN khi bán nhà, bán đất

Ghi chú: Bán đất là từ thường được dùng trong thực tế đối với trường hợp “chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

Căn cứ Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Công thức tính thuế TNCN khi chuyển nhượng bất động sản được xác định theo từng trường hợp.

Trường hợp 1: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (không có nhà ở)

* Giá chuyển nhượng trong hợp đồng bằng hoặc cao hơn giá đất tại bảng giá đất

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x Giá chuyển nhượng

Trong đó, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng.

* Hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng. Thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x (Diện tích x Giá 01m2 theo bảng giá đất)

 

Công thức tính thuế TNCN cho từng trường hợp cụ thể

Công thức tính thuế cho từng trường hợp cụ thể

 

Trường hợp 2: Chuyển nhượng nhà đất (gồm cả nhà và đất)

* Giá chuyển nhượng bằng hoặc cao hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định

Thuế thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng

Trong đó, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng.

* Hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng. Thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định

Thuế thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng

Trong đó, giá chuyển nhượng đất là giá do UBND cấp tỉnh quy định. Tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.

 

Các khoản giảm trừ tính thuế

– Các khoản giảm trừ gia cảnh:

– Đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.

– Đối với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng.

– Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

 

 

Kết luận: 

Vừa rồi là chia sẻ về công thức tính thuế TNCN cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.  

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT