Hóa đơn giá trị gia tăng hay còn được biết đến là hóa đơn VAT được xem là mẫu chứng từ quan trọng. Không chỉ đối với người cung ứng sản phẩm mà còn liên quan đến quá trình hạch toán, kiểm toán của doanh nghiệp. Vậy trên thực tế khái niệm, ý nghĩa hóa đơn GTGT là gì? Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây nhé!
Khái niệm
Hóa đơn GTGT được hiểu là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
Hóa đơn GTGT mẫu số 3.1. Thuộc Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Đó là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa.
– Hoạt động vận tải quốc tế.
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức
– Hóa đơn tự in
Đây là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền. Hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Hóa đơn điện tử
Đây là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Hóa đơn đặt in
Đây là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
Những nội dung bắt buộc trên hóa đơn GTGT
HĐ GTGT phải có thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua (nếu có). Danh mục hàng hóa dịch vụ, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ. Về giá trị tính thuế GTGT, thuế suất GTGT và giá trị thuế GTGT.
Điều làm hóa đơn GTGT quan trọng là hóa đơn có giá trị về mặt pháp lý. Nó tách riêng giá trị thực của hàng hóa và phần giá trị tăng thêm. Và cũng là căn cứ để khấu trừ thuế.
Phân biệt hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng
Hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT là những loại chứng từ vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với việc hạch toán cũng như quá trình kiểm toán trong các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân biệt rõ 2 loại hóa đơn này là điều vô cùng quan trọng.
Trên thực tế, để phân biệt 2 loại chứng từ này có thể dễ dàng nhận ra ở tên HĐ. Cũng như sự xuất hiện của các mục thuế VAT trong mỗi hóa đơn mua hàng của mình.
Không như hóa đơn bán lẻ (hóa đơn mua hàng) thông thường. Ý nghĩa hóa đơn GTGT cần đảm bảo tính pháp lý. Vì vậy, buộc phải có đầy đủ con dấu cũng như thông tin cần thiết về số tiền, thuế suất. Và giá trị tính thuế,…trên nội dung của hóa đơn giá trị gia tăng.
Trong khi đó, hóa đơn mua hàng chỉ đơn giản mang ý nghĩa giữa người mua và người bán. Đảm bảo mục đích mua bán hàng mà không thể hiện thuế suất.
Những lưu ý khi lập hóa đơn GTGT
Để đảm bảo ý nghĩa hóa đơn GTGT, các tổ chức cung cấp dịch vụ có thể phát hành hóa đơn. Không nhất thiết phải đầy đủ chữ ký, dấu đỏ của người cung cấp. Hay của người mua dịch vụ, hàng hóa. Nếu đó là các loại hóa đơn điện, nước, viễn thông hay các loại dịch vụ ngân hàng đáp ứng điều kiện.
Những đơn vị như siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập bởi quy định pháp luật. Thì không nhất thiết phải cung cấp hóa đơn GTGT nếu không được yêu cầu bởi người mua là các đơn vị kế toán.
Chỉ xuất hóa đơn đối với những mặt hàng kinh doanh đã được đăng ký kinh doanh theo quy định. Đảm bảo ghi chính xác tuyệt đối mức thuế suất áp dụng theo quy định. Đối với những dịch vụ, hàng hóa được bán ra.
Chỉ xuất hóa đơn ngay tại thời gian diễn ra và đảm bảo chính xác tuyệt đối giao dịch. Tránh tuyệt đối việc thất lạc hay đánh mất hóa đơn giá trị gia tăng. Các đơn vị có thể chuyển đổi việc xuất HĐ giấy sang HĐ điện tử để đảm bảo tính an toàn và bảo mật tốt hơn.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về khái niệm, ý nghĩa và cách phân biệt hóa đơn GTGT. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến công ty dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé!