Bộ luật Lao động mới nhất được sửa đổi năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 hiện hành. Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý nhất của Bộ luật này, hãy cùng bePro.vn tìm hiểu nhé! 

 

Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ

Điều 169 Bộ luật Lao động mới nhất nêu rõ:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường. Được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028. Và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam. Đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam; 04 tháng với lao động nữ.

Bên cạnh đó:

Riêng người bị suy giảm khả năng lao động, làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hay làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Thì có thể nghỉ hưu trước không quá 05 tuổi.

So với hiện nay thì tuổi nghỉ hưu của người lao động đã tăng lên đáng kể. Đồng thời, với những công việc đặc thù thì việc nghỉ hưu trước tuổi cũng được quy định rõ ràng hơn. 

 

Bộ luật Lao động mới nhất có hiệu lực từ năm 2021

Bộ luật Lao động mới nhất có hiệu lực từ năm 2021

 

 

Không còn hợp đồng lao động mùa vụ

Điều 20, xác định chỉ có 02 loại HĐLĐ là HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ không xác định thời hạn:

– HĐLĐ không xác định thời hạn là HĐ mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

– HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, Bộ luật Lao động mới nhất 2019 đã bỏ loại HĐLĐ thời vụ ra khỏi các loại HĐLĐ mà NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) được phép ký kết.

 

Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử

Theo bộ luật Lao động mới nhất Điều 14, ghi nhận thêm hình thức giao kết HĐLĐ thông qua phương tiện điện tử có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản.

Ngoài ra, với những trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác. Nhưng có nội dung thể hiện việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được coi là HĐLĐ (Điều 13).

 

Bộ luật Lao động mới nhất có hiệu lực từ năm 2021

Bộ luật Lao động mới nhất có hiệu lực từ năm 2021

 

NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do

Điều 35, quy định NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong những trường hợp sau đây:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc. Hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận. Trừ trường hợp quy định tại điều 29 của bộ luật này.

– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 97 của Bộ luật này.

– Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ. Các hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này.

– Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

 

Trường hợp NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước

NSDLĐ cũng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước với 02 trường hợp sau:

– NLĐ không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

– NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

 

Bộ luật Lao động mới nhất có hiệu lực từ năm 2021

Bộ luật Lao động năm 2021 có những điểm đáng chú ý

 

Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ

Về thời giờ làm thêm, mặc dù trước đó rất nhiều phương án được đưa ra. Tuy nhiên, tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, Quốc hội đã quyết định không tăng thời giờ làm thêm giờ trong năm.

Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Nếu áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày. Không quá 40 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm. Trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ/năm.

 

Thêm trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương

Ngoài các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như trước đây. Như bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày; con kết hôn: nghỉ 01 ngày. Bố/mẹ đẻ, bố/mẹ vợ hoặc bố/mẹ chồng chết: nghỉ 03 ngày… Thì Điều 115 Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi chết.

Lúc này, người lao động cũng được nghỉ 03 ngày như trường hợp bố đẻ, mẹ đẻ hay bố/mẹ chồng, bố/mẹ vợ chết.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về bộ luật Lao động mới nhất có hiệu lực từ năm 2021. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ mang đến cho bạn đọc một nguồn thông tin hữu ích. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.  

 

Thẻ: #laodong, #luat

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT