Chế tài là gì? Các hình thức của chế tài và cho ví dụ cụ thể về các loại chế tài? Chế tài được áp dụng khi nào? Hãy cùng công ty dịch vụ kế toán bePro.vn tìm hiểu bài viết sau.

 

Chế tài là gì?

Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Đó là bộ phận xác định hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm. Ghi rõ trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật. Căn cứ tính chất nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Chế tài phân chia thành nhiều loại bao gồm: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự…

Việc áp dụng chế tài sẽ phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích pháp luật cần bảo vệ. Căn cứ vào tính chất hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan. Dựa theo đó, chế tài bao gồm có các hình thức: chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự). Chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (trong lĩnh vực dân sự). Chúng khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự), và chế tài vô hiệu hoá.

 

Chế tài là gì và những loại chế tài thường gặp nhất

Chế tài là gì và những loại chế tài thường gặp nhất

 

 

Các loại chế tài và hình thức áp dụng

Chế tài gồm có các hình thức:

  • Hình sự: chế tài trừng trị
  • Hành chính, dân sự: chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm
  • Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu
  • Chế tài vô hiệu hóa.

Những hình thức này đều dựa trên những căn cứ về tính chất của hành vi phạm pháp luật. 

Mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng các biện pháp chế tài.

Chế tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật. Là công cụ để thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Và cũng có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật. Từ đó góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực. Chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hoá, xã hội….

 

Chế tài là gì và những loại chế tài thường gặp nhất

Chế tài là gì và những loại chế tài thường gặp nhất

 

Những loại chế tài thường gặp nhất

Chế tài dân sự

Chế tài là gì – Chế tài dân sự thường đa dạng, có nhiều hậu quả pháp lý khác nhau cho từng hành vi tương ứng. Đó là hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng cho người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự.

Các chế tài trong dân sự đa phần mang tính vật chất, liên quan đến tài sản. Ngoài ra có các trường hợp xâm phạm khác liên quan đến quyền. Và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Các chế tài dân sự thường được áp dụng là: Bồi thường thiệt hại, buộc sửa chữa, khôi phục tình trạng ban đầu, chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai….

Chế tài hình sự

Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự. Đó là hậu quả về pháp lý khi chủ thể vi phạm những điều được quy định trong luật hình sự. Xác định loại và mức độ hình phạt để áp dụng đối với từng người vi phạm.

Chế tài hành chính

Chế tài hành chính là hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm quy định trong pháp luật về hành chính. Là bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính (giả định, quy định, chế tài). Xác định biện pháp xử lý của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức. Có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài tính trừng phạt, chế tài hành chính còn ngăn chặn những hành vi nguy hiểm có thể xảy ra.

Chế tài thương mại

Chế tài thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại. Là hậu quả được áp dụng cho bên vi phạm những điều được quy định trong luật thương mại. Khi có các hành vi vi phạm xảy ra trong giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thương mại.

Chế tài là gì, chế tài này còn được gọi là chế tài hợp đồng.

 

Chế tài là gì và những loại chế tài thường gặp nhất

Khái niệm chế tài và những loại chế tài thường gặp nhất

 

 

Ví dụ về các loại chế tài cụ thể 

Ví dụ: 

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).

Giả định: 

“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này. Đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Quy định: 

Không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm. Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Chế tài: 

“Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến chủ thể vi phạm pháp luật.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ về chế tài là gì và những loại chế tài thường gặp nhất. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT