Luật cạnh tranh năm 2018 số 23/2018/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018. Dưới đây là những điểm nổi bật về khái niệm và quy định của bộ luật. Mời quý độc giả tham khảo cùng công ty kế toán bePro.vn.
Khái niệm
– Pháp luật về cạnh tranh nếu được hiểu theo nghĩa rộng. Bao gồm PL chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế cạnh tranh. Những quy định điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh. Và tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động trong các văn bản pháp luật có liên quan.
Áp dụng của pháp luật
– Luật CT 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật 2018.
– Trường hợp khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định. Thì áp dụng quy định của luật đó.
Đối tượng áp dụng
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp). Bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
– Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.
Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
– Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể. Hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể. Trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước. Hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
– Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.
– Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác. Hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái PL vào hoạt động cạnh tranh.
– Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc. Hoặc tổ chức để DN thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Phạm vi áp dụng của luật
1. Phạm vi áp dụng ‘‘vật chất’’
Thuật ngữ phạm vi áp dụng ‘‘vật chất’’ ở đây được chúng tôi sử dụng một cách ước lệ. Với hàm ý dùng để chỉ giới hạn, phạm vi các quan hệ xã hội mà luật điều tiết.
Nhìn chung trên thế giới, luật này được áp dụng đối với mọi hoạt động từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Luật điều chỉnh bất kỳ chu trình nào của quá trình kinh doanh. Nhằm bảo vệ thị trường, bảo vệ các doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng. Như trên đã phân tích, về nguyên tắc, các hoạt động không mang tính chất ‘‘kinh tế’’. Hay các hoạt động hành chính của các cơ quan công quyền tự nó loại khỏi phạm vi áp dụng của luật. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối. Vì nhiều hoạt động không mang tính lợi nhuận như y tế, thể thao, bảo hiểm, hoạt động của các hiệp hội… Vẫn thuộc đối tượng áp dụng của luật CT.
2. Phạm vi áp dụng theo lãnh thổ.
Các nước đều coi luật CT là luật ‘‘trật tự kinh tế công cộng’’. Và giới hạn phạm vi áp dụng đối với các hành vi được thực hiện. Và gây tác động đến thị trường trên lãnh thổ của quốc gia đó. Như vậy, các hoạt động liên quan đến xuất khẩu sẽ không thuộc phạm vi áp dụng của luật CT. Vì nó tác động đến thị trường của nước ngoài. Ngay cả thông lệ tư pháp quốc tế cũng cho rằng khi có xung đột về cạnh tranh không lành mạnh. Thì áp dụng hệ thuộc luật của nước nơi mà thị trường bị tác động bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
3. Phạm vi áp dụng xét theo ‘‘ngưỡng’’.
Không phải hành vi vi phạm nào cũng cần thiết phải bị xử lý bằng pháp luật. Mà chỉ khi nào nó đạt đến một ‘‘ngưỡng’’ nhất định thì mới bị xử lý. Đây chính là sự thể hiện nguyên tắc ‘‘tính hợp lý’’ trong luật CT. Ngưỡng trong luật này thường được xác định thông qua các tiêu chí kinh tế. Như doanh thu, thị phần, thị phần kết hợp… Khi không có quy phạm cụ thể về ‘‘ngưỡng’’. Thì các chủ thể áp dụng luật CT (cơ quan quản lý, Toà án…). Phải tự xác định ngưỡng áp dụng. Đây là công việc không đơn giản, đòi hỏi phải sử dụng thao tác phân tích kinh tế. Thì mới có thể giải quyết được vấn đề phát sinh.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về khái niệm và quy định của bộ luật cạnh tranh. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.