Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì và sẽ được hỗ trợ những gì. Dựa trên tiêu chí nào để đánh giá DN nhỏ và vừa cũng như các chính sách pháp lý liên quan. Hãy cùng dịch vụ kế toán trọn gói bePro.vn tìm hiểu bài viết sau nhé!

 

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Có thể thấy việc đưa ra giải thích về DN vừa và nhỏ là gì ở mỗi nước trên thế giới có sự khác nhau. Thông thường việc giải thích dựa trên nội về phân loại quy mô DN khác nhau ở mỗi nước. Cũng như do các tiêu chí về trình độ phát triển kinh tế – xã hội. Nên có những quy định sao cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn của mỗi nước là khác nhau. Cũng như theo từng nhóm ngành nghề khác nhau. Thì chỉ tiêu độ lớn của sự phân loại doanh nghiệp cũng khác nhau.

 

Doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các tiêu chí xác định kê khai

Doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các tiêu chí xác định kê khai

 

– Theo tiêu chí của nhóm Ngân hàng Thế giới:

Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người. Doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống. Còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.

– Tại Việt Nam:

Theo quy định tại điều 3 Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của Chính Phủ đưa ra. Khái niệm về DN vừa và nhỏ được định nghĩa như sau:

– DN nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập. Đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng. Hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.

Mặt khác:

Căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội cụ thể của ngành, địa phương. Trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp. Có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động. Hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.

 

Thiết lập ngân sách của DN

Khi ngân sách được hoạch định kỹ càng, doanh nghiệp sẽ đi đúng hướng, đưa ra các quyết định đúng đắn. Và dễ dàng hoàn thành các mục tiêu. Sau khi đã hoạch định được ngân sách, bước tiếp theo là xác định những công việc cụ thể. Để giám sát và hoàn thành năng suất theo đúng lộ trình của năm tài chính. Khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm.

Dù đóng vai trò quan trọng như vậy. Thế nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều DN vừa và nhỏ vẫn thất bại trong việc thiết lập và tận dụng triệt để yếu tố này. Lý do thì rất nhiều như “Hoạch định ngân sách ngốn quá nhiều thời gian”, “Tốt hơn hết nên tìm cách tăng doanh số”… Nhưng dẫu là gì đi nữa thì ngân sách vẫn luôn là một phần không thế thiếu. Trong kế hoạch kinh doanh và sẽ giúp DN gây ấn tượng với các đối tác ngân hàng.

 

Doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các tiêu chí xác định kê khai

DN vừa và nhỏ qua các tiêu chí xác định kê khai

 

 

Tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa

Theo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017. DN nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người. Và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

– Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

– Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

 

Xác định quy mô doanh nghiệp cần dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định:

Lĩnh vực hoạt động 

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: từ >10 – 100 người

Tổng doanh thu của năm: từ >3 – 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ >3 – 20 tỷ đồng.

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: từ >100 – 200 người

Tổng doanh thu của năm: từ >50 – 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ >20 – 100 tỷ đồng.

Thương mại, dịch vụ Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: từ >10 – 50 người

Tổng doanh thu của năm: từ >10 – 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ >3 – 50 tỷ đồng.

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: từ >50 – 100 người

Tổng doanh thu của năm: từ >100 – 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn: từ >50 – 100 tỷ đồng.

 

Doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các tiêu chí xác định kê khai

Doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các tiêu chí xác định kê khai

 

Xác định kê khai DN nhỏ và vừa 

DN nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP. Để tự xác định và kê khai quy mô là DN siêu nhỏ hoặc nhỏ hoặc vừa. Và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.

Trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện kê khai quy mô không chính xác. DN nhỏ và vừa thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm DN nhỏ và vừa hưởng nội dung hỗ trợ.

Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ. Thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí. Và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.

 

Kết luận: 

 

Vừa rồi là những chia sẻ về doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các tiêu chí xác định kê khai. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT