Luật kinh tế là gì và chủ thể ra sao vẫn chưa có nhiều người thật sự hiểu rõ. Ở Việt Nam, luật kinh tế ra đời và được thừa nhận như ngành luật độc lập. Đó là bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật kinh tế. Đến nay, luật kinh tế vẫn còn tồn tại và phát triển về nội dung cũng như hình thức. Hãy cùng dịch vụ kế toán tphcm bePro.vn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này nhé!
Khái niệm luật kinh tế là gì
Luật kinh tế là gì. Đó tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế. Là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh. Trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước. Và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các DN trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.
Quan niệm về luật kinh tế
Luật kinh tế là ngành luật điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội chủ yếu. Đó là những quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Và những quan hệ trong quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh đó. Nội dung của luật kinh tế bao gồm hai bộ phận quy phạm pháp luật chính.
Thứ nhất, những quy định về việc thực hiện hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, những quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.
Tùy thuộc vào bản chất của nền kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử. Mà Nhà nước chú trọng ưu tiên phát triển các quy định về thực hiện hoạt động kinh doanh. Hoặc các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.
Chủ thể của luật kinh tế là gì
Luật kinh tế có hai loại chủ thể chủ yếu:
Một là: các chủ thể kinh doanh, bao gồm doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác.
Hai là: Các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý lĩnh vực kinh tế.
Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế
Đối tượng điều chỉnh là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tác động vào bao gồm:
a) Nhóm quan hệ quản lý kinh tế
– Nhóm quan hệ quản lý kinh tế là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế. Giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh.
– Đặc điểm của nhóm quan hệ này:
+ Quan hệ quản lý kinh tế phát sinh và tồn tại giữa các cơ quan quản lý. Và các cơ quan bị quản lý (các chủ thể kinh doanh). Khi các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý của mình.
+ Chủ thể tham gia quan hệ này ở vào vị trí bất đẳng. Vì quan hệ này hình thành và được thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng.
+ Cơ sở pháp lý: Chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành.
b) Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau
– Đây là những quan hệ kinh tế phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế. Nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất.
– Đặc điểm:
+ Chúng phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh. Nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
+ Chúng phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên. Thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng kinh tế hoặc những thoả thuận.
+ Chủ thể của nhóm quan hệ này chủ yếu là các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Tham gia vào quan hệ này trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
+ Nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ tài sản – quan hệ hàng hoá – tiền tệ.
c) Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp
Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh. Trong quá trình hoạt động KD giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên. Cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau.
Cơ sở pháp lý: Thông qua nội quy, quy chế, điều lệ, cam kết.
Kết luận:
Vừa rồi là chia sẻ của bePro.vn về luật kinh tế là gì và đối tượng điều chỉnh của chủ thể. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.