Kiểm toán nội bộ là một phần không thể thiếu và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản trị của các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.
Kiểm toán nội bộ là gì:
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): Kiểm toán nội bộ (KTNB) là “một hoạt động đánh giá được lập ra trong doanh nghiệp như là một loại dịch vụ. Có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.
Theo Viện KTNB (IIA): “KTNB là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó. Giúp tổ chức đạt được mục tiêu, bằng việc đánh giá và cải tiến một cách có hệ thống và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro”…
Thực trạng kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp
Đa số doanh nghiệp chưa thể hiện rõ vị trí của bộ phận kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Các DN được xem là có tổ chức hoạt động KTNB ở Việt Nam.
Thực chất coi KTNB là một chức năng kiểm tra, KSNB về công tác tài chính kế toán (TCKT) hoặc chỉ là một bộ phận được “mở rộng” của phòng/ban TCKT.
Tại các DN Nhà nước và một số ngân hàng của Việt Nam trong thời gian qua có thành lập Ban Kiểm soát trong bộ máy tổ chức.
Ở các loại hình DN khác, hoạt động KTNB ít nhiều đã hình thành khi các DN thực hiện hệ thống quản lý chất lượng hay môi trường (ISO).
Các DN có được chứng chỉ ISO bắt buộc thực hiện đánh giá nội bộ.
Quy trình kiểm toán nội bộ
Quy trình kiểm toán nội bộ được chia thành 4 giai đoạn chính:
Lập kế hoạch:
Chuẩn mực của IIA yêu cầu các KTVNB (Kế toán viên nội bộ) phải xây dựng và ghi chép một kế hoạch cho mỗi cuộc kiểm toán hoặc tư vấn
Bao gồm: Mục tiêu, phạm vi, thời gian và việc phân bổ nguồn lực.
Các KTVNB sẽ lập biên bản ghi nhớ: về kế hoạch, ghi lại các mục tiêu, phạm vi kiểm toán, đánh giá rủi ro, nội dung ưu tiên kiểm toán.
Biên bản ghi nhớ là tài liệu quan trọng để trao đổi về mục tiêu, phạm vi kiểm toán và thông tin quan trọng khác cho thành viên nhóm kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán:
Kiểm soát cơ bản sẽ được tiến hành ở giai đoạn thực hiện.
Được xác định ở giai đoạn lập kế hoạch căn cứ vào việc đánh giá tính đầy đủ của thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB).
Ở giai đoạn này, các KTVNB tiến hành thử nghiệm kiểm soát cơ bản
Và ghi lại kết quả kiểm toán làm bằng chứng cho việc đánh giá hiệu quả quy trình KSNB.
Trước khi thực hiện kiểm toán, các KTVNB xem xét:
-Tài liệu kế hoạch kiểm toán để nắm rõ mục tiêu, phạm vi, chương trình kiểm toán bao gồm thời gian, nguồn lực và thủ tục kiểm toán
– Các kỳ vọng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo DN để phản ảnh thông tin cần thiết, nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán.
– Các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến thông tin cá nhân trước khi thực hiện kiểm toán tư vấn
Ngoài ra, khi thực hiện kiểm toán, nếu kế hoạch thử nghiệm không được lập đủ chi tiết, các KTVNB có thể bổ sung:
– Các tiêu chí
– Quy mô thử nghiệm
– Phương pháp chọn mẫu
– Số lượng mẫu cần thiết để thu thập thông tin đầy đủ.
Báo cáo kết quả kiểm toán:
Chuẩn mực của IIA yêu cầu Trưởng KTNB phải thực hiện báo cáo định kỳ cho Hội đồng quản trị và lãnh đạo DN.
Tần suất và nội dung báo cáo, tùy thuộc vào tầm quan trọng của báo cáo và mức độ cấp thiết của các hành động
Các KTVNB phải báo cáo kết quả theo các tiêu chí, chất lượng và các yêu cầu về việc phát hành cũng như gửi báo cáo.
Ngoài ra, nếu có yêu cầu về việc đưa ra ý kiến tổng thể thì các KTVNB đưa ra theo đúng yêu cầu quy định.
Nội dung chi tiết của quy định về trao đổi thông tin và báo cáo kết quả tùy thuộc vào bản chất của từng DN và mức độ phức tạp của công tác KTNB
Bao gồm hướng dẫn liên quan đến trao đổi và báo cáo về:
– Thông tin, quan sát và kết quả kiểm toán.
– Thông tin giữa kỳ và cuối kỳ.
– Theo dõi và quan sát.
– Các vi phạm pháp luật.
– Thông tin nhạy cảm.
Giám sát triển khai kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán:
Là hoạt động các KTVNB kiểm tra xem các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót đã được thực hiện chưa.
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, các phát hiện và khuyến nghị cải tiến phải được trao đổi và báo cáo đến các cấp có liên quan
Hạn chế trong tổ chức kiểm toán nội bộ tại Việt Nam
Thứ nhất, các quy định pháp lý về tổ chức KTNB không mang tính bắt buộc và không quy định một cách rõ ràng.
Do đó, trong các DN có tổ chức KTNB chủ yếu tập trung vào các tổng công ty hoặc tập đoàn kinh tế nhà nước.
Thứ hai, tổ chức bộ máy KTNB trong DN cũng chưa được quy định hay hướng dẫn khuôn mẫu, hình thức tổ chức phù hợp.
Lời kết
Trên đây là những tư vấn của BePro về kiểm toán nội bộ cũng như thực trạng và hạn chế của các doanh nghiệp trong tổ chức kiểm toán nội bộ hiện nay tại Việt Nam.
Link Website: Link
Link Page: Link