Lạm phát là gì? Đó một thuật ngữ vô cùng thông dụng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn đối với cả đời sống xã hội. Có thể nói, lạm phát tồn tại ngay trong cuộc sống và ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Thế nhưng liệu bạn đã hiểu một cách sâu sắc về bản chất lạm phát là gì chưa? Hãy cùng dịch vụ kế toán bePro.vn tìm hiểu nhé!

 

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. 

Theo đó, lạm phát được hiểu bao gồm 2 ý:

– Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia.

Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. 

– Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.

Lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng. Khi lạm phát xảy ra mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng lên.

 

Lạm phát là gì và nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

Lạm phát là gì và nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

 

 

Các khái niệm kinh tế khác liên quan đến lạm phát bao gồm:

– Giảm phát: Là sự sụt giảm trong mức giá chung.

– Thiểu phát: Là làm giảm tỷ lệ lạm phát.

– Siêu lạm phát: Là một vòng xoáy lạm phát ngoài tầm kiểm soát.

– Tình trạng lạm phát: Là một sự kết hợp của lạm phát, tăng trưởng kinh tế chậm và thất nghiệp cao.

– Tái lạm phát:  Là một sự nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát.

 

Các mức độ của lạm phát

Lạm phát bao gồm 3 mức độ chính từ đơn giản đến phức tạp. Được đánh giá dựa theo tỷ lệ phần trăm của lạm phát. Cụ thể:

– Lạm phát tự nhiên: 

Có tỷ lệ lạm phát từ 0 – <10%. Nền kinh tế lúc này hoạt động bình thường ít rủi ro và đời sống ổn định.

– Lạm phát phi mã: 

Là mức độ lạm phát xảy ra với giá cả tăng nhanh, tỷ lệ từ 10 – < 1.000%. Loại này có thể sẽ gây biến động nền kinh tế.

– Siêu lạm phát: 

Xảy ra khi lạm phát tăng nhanh với tốc độ chóng mặt, tỷ lệ trên 1.000%. Siêu lạm phát để lại hậu quả to lớn và khó lòng khắc phục. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất hiếm khi xảy ra.

 

Lạm phát là gì và nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

Lạm phát là gì và nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

 

 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát ở một quốc gia. Cụ thể như sau:

Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên, kéo theo giá cả của mặt hàng cũng tăng theo. Bên cạnh đó, những mặt hàng khác trên thị trường cũng bị leo thang. Lạm phát do sự tăng lên do nhu cầu tiêu dùng của thị trường được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí này của các doanh nghiệp bao gồm lương, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc nhiều yếu tố tăng lên. Thì chắc chắn chi phí sản xuất cũng tăng lên. Điều này dẫn đến việc giá thành của các sản phẩm cũng tăng theo để đảm bảo lợi nhuận.

Lạm phát do cơ cấu

Khi kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tăng tiền công trên “danh nghĩa” cho NLĐ. Trong khi đó, trên thực tế có rất nhiều ngành kinh doanh không hiệu quả. Tuy nhiên, do xu thế của DN nên buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Việc tăng tiền công cho NLĐ trong khi kinh doanh kém hiệu quả. Điều này dẫn đến doanh nghiệp phải tăng giá thành sản phẩm, sinh ra lạm phát.

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi một mặt hàng nào đó bị giảm nhu cầu tiêu thụ. Nhưng lượng cầu về mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu trên thị trường có người cung cấp một mặt hàng độc quyền, giá chỉ tăng mà không giảm. Trong khi mặt hàng có lượng cầu tăng có xu hướng tăng giá dẫn đến lạm phát.

Lạm phát do xuất khẩu

Xuất khẩu tăng khiến tổng cầu tăng cao hơn tổng cung. Sản phẩm sẽ được gom mang đi xuất khẩu làm lượng cung trong thị trường giảm. Việc tổng cung và tổng cầu bị mất công bằng sẽ dẫn đến lạm phát. 

Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước chắc chắn sẽ tăng lên. Lạm phát xảy ra khi mức giá chung trong nước bị giấy nhập khẩu đội lên. 

Lạm phát tiền tệ

Lượng tiền lưu hành trong nước tăng. Do ngân hàng mua ngoại tệ để giữ đồng tiền trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ. Hoặc mua ngân hàng trung ương mua công trái khiến lượng tiền lưu thông tăng lên. 

 

Lạm phát là gì và nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

Khái niệm lạm phát và nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

 

Cách kiểm soát lạm phát

Hiện nay, lạm phát cũng đã dần dần có được những biện pháp và chính sách để kiểm soát hiệu quả. Vậy hướng kiểm soát lạm phát là gì? 

Giảm lượng tiền trong lưu thông

Chính sách tiền tệ

– Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền trong xã hội.

– Tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng để kích thích giảm tiền trong lưu thông. Đưa vào ngân hàng, tăng giá trị tiền tệ hơn.

– Giảm sức ép trên giá cả dịch vụ và các mặt hàng hóa.

– Phát hành trái phiếu.

Chính sách tài khóa

– Cắt giảm chi tiêu và đầu tư công, tạm hoãn các khoản chưa cần thiết.

– Cân đối lại ngân sách nhà nước.

– Tăng tiền thuế tiêu dùng để giảm nhu cầu chi tiêu của các cá nhân trong xã hội.

– Giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những tham khảo về lạm phát là gì và nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé. 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT