Luật thuế xuất nhập khẩu là đạo luật quy định thu thuế đối với tổ chức, cá nhân. Có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện xuất, nhập khẩu. Bài viết sau phân tích một số quy định pháp luật về luật thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể hãy cùng dịch vụ kế toán trọn gói bePro.vn tìm hiểu!
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là gì
Ta có thể hiểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau. Đây là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan. Và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Được thành lập theo quy định của pháp luật. Có ranh giới địa lý xác định. Ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng. Bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối tượng không chịu thuế
Trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
- Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Và hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ.
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.
- Các hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài. Và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan. Hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
- Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu
Đối tượng chịu thuế bao gồm các loại hàng hóa sau:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất. Kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác. Và ngược lại.
– Các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
– Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Đây là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất nhập khẩu để thực hiện quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối. Theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.
Thời điểm tính thuế
– Trị giá tính thuế xuất nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan.
– Thời điểm tính thuế xuất nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
– Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Căn cứ tính thuế
– Đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
Số tiền thuế xuất nhập khẩu được xác định căn cứ vào giá trị tính thuế. Và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước. Hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu. Trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt.
– Đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp.
Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu. Và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm. Và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ về luật thuế xuất nhập khẩu và đối tượng phải chịu thuế. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.