Pháp nhân là gì là câu hỏi nhiều người quan tâm. Vì hiện nay nhiều người vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp luật về pháp nhân. Khi tham gia các quan hệ dân sự, ngoài chủ thể là cá nhân ra thì còn một chủ thể quan trọng khác là pháp nhân. Hãy cùng dịch vụ kế toán trọn gói bePro.vn tìm hiểu về bài viết sau nhé! 

 

Pháp nhân là gì?

Là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập. Có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân). Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân”. Thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Ví dụ: Các cơ quan nhà nước (như Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, các trường đại học,…) là những tổ chức có tư cách pháp nhân.

 

Pháp nhân là gì và điều kiện để có tư cách pháp nhân

Pháp nhân là gì và điều kiện để có tư cách pháp nhân

 

 

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Theo điều 94 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân. Khi hội đủ 4 điều kiện sau đây:

– Tổ chức đó được thành lập hợp pháp (theo quy định của pháp luật Việt Nam).

– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó.

– Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.

 

Các quy định về pháp nhân 

Một số quy định về pháp nhân quan trọng khác như: Quốc tịch của pháp nhân, tài sản của pháp nhân, thành lập, chi nhánh, đại diện pháp nhân….

 

Quốc tịch của pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

 

Tài sản của pháp nhân

Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân. Và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

 

Pháp nhân là gì và điều kiện để có tư cách pháp nhân

Pháp nhân và điều kiện để có tư cách pháp nhân

 

Thành lập, đăng ký pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân. Hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi. Và đăng ký khác theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.

 

Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân. Không phải là pháp nhân. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân. Phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

 

Đại diện của pháp nhân

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành như: Luật doanh nghiệp…

 

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Đó là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động. Thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

 

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập. Thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

Hợp nhất pháp nhân là gì

Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.

Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập. Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

 

Sáp nhập pháp nhân

Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập). Vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).

Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại. Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

 

Chia pháp nhân

Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.

Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại. Quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.

 

Tách pháp nhân là gì

Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

 

Pháp nhân là gì và điều kiện để có tư cách pháp nhân

Pháp nhân là gì và điều kiện để có tư cách pháp nhân

 

 

Chuyển đổi hình thức của pháp nhân

Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.

Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại. Kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập. Pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về pháp nhân là gì và điều kiện để có tư cách pháp nhân. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé. 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT