Thu nhập chịu thuế là gì? Các khoản thu nhập nào phải chịu thuế? Cách tính thu nhập chịu thuế như thế nào? Nếu có những thắc mắc này thì xem ngay bài viết sau đây của công ty kế toán bePro.vn nhé!

 

Khái niệm thu nhập chịu thuế là gì

Thu nhập chịu thuế là gì. Đó tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công. Mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân. Bao gồm cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế.

Song song với khái niệm thu nhập chịu thuế đó là thuật ngữ thu nhập tính thuế.

Thu nhập tính thuế là khoản thu nhập sau khi trừ các khoản có liên quan. Ví dụ như: giảm trừ bản thân, gia cảnh, đóng bảo hiểm…

 

Thu nhập chịu thuế là gì và các khoản thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế là gì và các khoản thu nhập chịu thuế

 

 

Cách tính thuế thu nhập chịu thuế 

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

Tổng thu nhập là tổng các khoản thu nhập sẽ bao gồm: Tiền lương, tiền công hoặc tiền thù lao. Và khoản thu nhập khác có tính chất tương tự như tiền lương, tiền công. Mà cá nhân nộp thuế nhận được trong kỳ (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…)

 

Thu nhập chịu thuế khác gì thu nhập tính thuế

Hiện nay các khoản thu nhập chịu thuế vẫn còn bị nhầm lẫn giữa các thu nhập tính thuế và thu nhập chịu thuế.

Thu nhập tính thuế được hiểu là khoản thu nhập được tính thuế. Sau khi đã trừ các khoản liên quan như: Giảm trừ gia cảnh, người phụ thuộc, bảo hiểm,…

Từ 2 khái niệm trên có thể thấy điểm khác nhau cơ bản của thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế là về cách tính:

– Thu nhập chịu thuế: Là tổng tất cả các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được.

– Thu nhập tính thuế: Là tổng thu nhập sau khi đã được trừ các khoản được giảm trừ cho cá nhân.

 

Công thức tính thuế được tính theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản đóng bảo hiểm và miễn giảm

Trong đó, các khoản đóng bảo hiểm sẽ bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc,…

Cơ sở để xác định số thuế được miễn sẽ dựa trên thu nhập tính thuế. Chứ không phải thu nhập chịu thuế.

 

Thu nhập chịu thuế là gì và các khoản thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế là gì và các khoản thu nhập chịu thuế

 

Tầm quan trọng của thu nhập chịu thuế là gì

Đối với cá nhân

Các cá nhân có thu nhập khi thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Sẽ được cấp mã số thuế việc này đem lại những lợi ích cho người lao động. Ví dụ như:

– Đăng ký giảm trừ người phụ thuộc (nếu có).

– Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Đối với các lao động cư trú mà không ký kết hợp đồng hoặc HĐLĐ dưới 3 tháng.

– Ủy quyền cho cơ quan tổ chức trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế thay bản thân.

– Hoàn thuế thu nhập cá nhân khi đóng thừa. Các cá nhân không có mã số thuế thì các khoản thuế thừa. Chỉ được bù trừ vào kỳ thuế tiếp theo mà không được hoàn lại. Theo quy định tại điều 9 khoản 1 thông tư 111/2013/TT-BTC.

 

Đối với Nhà nước

Không chỉ có tầm quan trọng đối với các cá nhân lao động thu nhập chịu thuế. Còn có đóng góp to lớn vào công cuộc quản lý cũng như xây dựng đất nước ngày càng phát triển như:

– Tăng ngân sách cho Nhà nước duy trì các hoạt động của Nhà nước.

– Nền kinh tế – xã hội của đất nước được điều tiết, cân bằng.

– Giảm đi khoảng cách giàu – nghèo nhờ vào quy định về các mức thuế suất.

 

Thu nhập chịu thuế là gì và các khoản thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế và các khoản thu nhập chịu thuế

 

 

Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN

Theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính quy định. Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:

1. Thu nhập từ kinh doanh

Là nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

2. Thu nhập từ tiền công, tiền lương

– Là thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công. Dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp. Trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn theo quy định.

– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán.

3. Thu nhập từ nhận quà tặng.

4. Từ nhận thừa kế.

5. Thu nhập từ đầu tư vốn.

6. Các thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

– Là khoản Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới mọi hình thức. Như vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên). Công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã. Các quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

7. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

8. Khoản thu nhập từ trúng thưởng.

9. Thu nhập từ bản quyền.

– Là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu. Quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ.

 

Kết luận:

Vừa rồi là chia sẻ về thu nhập chịu thuế là gì và các khoản thu nhập chịu thuế. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.  

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT