Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản diễn biến ngày một tăng. Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tài sản của công dân. Ảnh hưởng đến trật tự chung và kéo theo nhiều hệ lụy của toàn xã hội. Cụ thể tội trạng này ra sao và mức xử phạt như thế nào, hãy cùng công ty kế toán bePro.vn tìm hiểu. 

 

Khái niệm

Hủy hoại tài sản là cố ý làm cho tài sản của người khác mất giá trị sử dụng. Ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Tùy vào mức độ hủy hoại tài sản mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

 

Tội hủy hoại tài sản và mức độ xử phạt theo luật Hình sự

Tội hủy hoại tài sản và mức độ xử phạt theo luật Hình sự

 

Các dấu hiệu của tội phạm

1. Chủ thể

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 143 Bộ luật hình sự. Thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 143. Thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Khách thể

Quan hệ sở hữu. Nếu sau khi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt. Có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác. Thì có thể bị truy cứu thêm trách nhiệm hình sự về tội khác.

3. Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi hủy hoại làm tài sản lâm vào tình trạng mất hẳn giá trị sử dụng của nó. Và không thể khôi phục lại được.

– Hậu quả là giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng  hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên. Nếu dưới 2 triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự. Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

– Lỗi cố ý.

– Mục đích: hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

– Động cơ (không phải dấu hiệu bắt buộc): tư thù…

 

Tội hủy hoại tài sản và mức độ xử phạt theo luật Hình sự

Tội hủy hoại tài sản và mức độ xử phạt theo luật Hình sự

 

 

Mức phạt đối với tội phá hoại, hủy hoại tài sản của người khác

Mức xử lý hình sự đối với hành vi cố tình làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản của người khác. Được quy định cụ thể tại Điều 178 Bộ luật hình sự như sau:

 

1. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp: 

– Cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Mà giá trị tài sản bị hủy hoại là từ 02 triệu đồng đến không quá 50 triệu đồng.

– Nếu giá trị tài sản bị hư hại đó là từ dưới 2 triệu đồng trở xuống thì vẫn có thể bị truy tố hình sự. Nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

Trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính. Về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác mà còn vi phạm.

Người phạm tội thực hiện hành vi khi trước đó đã từng bị kết án về tội hủy hoại tài sản. Hoặc cố ý làm hư hại tài sản trước đó nhưng chưa được xóa án tích.

Việc phạm tội gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn trong khu vực.

Tài sản mà bị hủy hoại là di sản hoặc cổ vật. Do những đồ vật này có giá trị về vật chất, tinh thần hoặc giá trị nghiên cứu rất lớn. Khả năng sẽ không có món thứ hai thay thế tương tự.

Tài sản bị hủy hoại là phương tiện kiếm sống chủ yếu của nạn nhân và gia đình.

 

2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp:

– Tội phạm thực hiện hành vi phạm tội một cách có tổ chức.

– Giá trị tài sản bị thiệt hại lên đến từ 50 triệu đồng tời 200 triệu đồng.

– Tài sản bị hư hại, hủy hoại là bảo vật quốc gia.

– Sử dụng thủ đoạn hoặc các vật liệu nguy hiểm để phạm tội. Như là chất gây cháy, nổ (xăng, dầu, bom, mìn, thuốc nổ,… ).

– Thực hiện phạm tội để che dấu 1 tội phạm khác.

– Phạm tội vì lý do công vụ của người có tài sản.

– Có hành vi tái phạm nguy hiểm.

 

3. Phạt tù từ 05 đến 10 năm trong trường hợp: 

Thiệt hại do tài sản bị hủy hoại là từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

 

4. Phạt tù từ 10 đến 20 năm trong trường hợp: 

Thiệt hại do tài sản bị hủy hoại là từ 500 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra người phạm tội này còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung. Như phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề, làm một công việc nhất định trong khoảng từ 01 đến 05 năm.

 

Tội hủy hoại tài sản và mức độ xử phạt theo luật Hình sự

Hành vi hủy hoại tài sản và mức độ xử phạt theo luật Hình sự

 

Xử phạt hành chính đối với tội phá hoại, hủy hoại tài sản của người khác

Trong trường hợp hành vi phá hoại tài sản của người khác chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự. Thì người có hành vi này có thể bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt được quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định. Về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội… cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng. Đối với hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác.

– Trường hợp là người nước ngoài vi phạm. Thì có thể bị áp dụng biện pháp trục xuất tùy theo mức độ vi phạm của người đó.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những thông tin tham khảo từ bePro.vn về hành vi hủy hoại tài sản và mức độ xử phạt theo luật Hình sự. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.   

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT