Khi xã hội phát triển, nhận thức của mọi người đến mọi thứ xung quanh cũng phát triển theo. Các trạng thái của ý thức cũng được liên kết với các trạng thái của kinh nghiệm, vì vậy cấu trúc thể hiện trong nhận thức được phản ánh trong cấu trúc của kinh nghiệm. Vậy ý thức là gì? Nguồn gốc và bản chất của ý thức? Tham khảo bài viết sau để có đáp án chính xác nhất.
1. Ý thức là gì?
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu ý thức là gì. Theo tâm lý học, ý thức được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức, theo định nghĩa của triết học Mác – Lênin, được hiểu là một phạm trù song song với vật chất. Ý thức được định nghĩa là một thuật ngữ tương đối. Bạn có thể tập trung vào các trạng thái bên trong, chẳng hạn như cảm giác nội tạng hoặc các sự kiện bên ngoài thông qua nhận thức cảm tính. Điều này tương tự như nhận thức, một quá trình khác biệt với quan sát và nhận thức (bao gồm quá trình cơ bản để trở nên quen thuộc với những gì chúng ta nhận thức được).
2. Nguồn gốc của ý thức
Sau khi tìm hiểu ý thức là gì, ta tiếp tục đi tìm kiếm câu trả lời cho nguồn gốc của ý thức. Ý thức có hai nguồn gốc là (1) Nguồn gốc tự nhiên và (2) Nguồn gốc xã hội.
– Nguồn gốc tự nhiên
Được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động.
– Nguồn gốc xã hội
Là lao động và ngôn ngữ. Hai yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức. Sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ. Đó là hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hoá thành ý thức.
3. Bản chất của ý thức
Sau ý thức là gì, thì bản chất của ý thức cũng là một vấn đề không kém phần quan trọng. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người. Là hình thành chủ quan của thế giới khách quan.
– Tính năng động sáng tạo của sự phản ánh ý thức
Được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin. Và trên cơ sở những thông tin đã có, nó có thể tạo những những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,… trong đời sống tinh thần của mình. Hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
– Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện. Nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông quan lăng kính chủ quan của con người.
– Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội
Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh hoạt mà chủ yếu là các quy luật xã hội. Do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
4. Kết cấu của ý thức
Ngoài việc xác định ý thức là gì, chúng ta còn phải hiểu rõ kết cấu của ý thức. Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức. Ý thức bao gồm 03 yếu tố cơ bản nhất là: (1) Tri thức; (2) Tình cảm và (3) Ý chí. Trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra, ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác.
– Tri thức
Là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ.
Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển theo.
Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều lại tri thức như tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn. Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,…
– Tình cảm
Là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực. Được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn.
– Ý chí
Là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã chọn. Có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình. Nó điều khiển hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác. Nó cho phép con người tự kiềm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.
Trên đây là một vài thông tin về ý thức là gì. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ để được tư vấn nhanh nhất!