Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì đây là một trong những giấy tờ quan trọng thường xuyên được sử dụng trong đời sống. Cùng dịch vụ kế toán trọn gói bePro.vn tìm hiểu khái niệm, mẫu chuẩn và lưu ý khi tạo biên bản này nhé!

 

Định nghĩa 

Mẫu biên bản bàn giao áp dụng trong nhiều trường hợp cụ thể. Khi ban giao tài sản là nhà, vật kiến trúc và các tài sản gắn liền với nhà, đất. Hoặc là bàn giao tài sản là phương tiện, máy móc, trang thiết bị. Mẫu biên bản bàn giao tài sản có thể dùng làm mẫu biên bản bàn giao tài liệu, bàn giao hàng hóa, công cụ dụng cụ, thiết bị…

 

Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao

Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao

 

 

Mục đích của việc lập biên bản

Biên bản thể hiện sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, DN, tổ chức này cho cá nhân, DN, tổ chức khác. Thông qua đó, hai bên thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ. Giúp quá trình bàn giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Sau khi bàn giao hoàn tất, người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tiếp tài sản theo quy định.

Thông thường, biên bản bàn giao được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi:

– Hoàn thành xây dựng, mua sắm… tài sản.

– Được người khác tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, thuê… và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.

Như vậy, việc bàn giao và lập thành biên bản có ý nghĩa như chứng cứ khi có tranh chấp (nếu có). Qua đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.

 

Các loại tài sản có thể bàn giao

Tài sản cố định

Tài sản cố định (TSCĐ) được định nghĩa là những loại tài sản đã được sử dụng tối thiểu một năm và có giá trị lớn (từ 30.000.000 VNĐ trở lên). Bản thân loại tài sản này lại được chia thành 2 loại nhỏ hơn đó là: tài sản cố định hữu hình và vô hình.

  • TSCĐ hữu hình: 

Đây là loại tài sản có hình thái vật chất đủ tiêu chuẩn. Chúng vẫn giữ nguyên được hình thái ban đầu cho dù được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh, sản xuất. Bao gồm: nhà cửa, xe cộ, các loại máy móc – thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Người sở hữu có thể chuyển nhượng tài sản của mình cho cá nhân/tổ chức khác nếu không có nhu cầu sử dụng nữa. Và khi ấy họ phải dùng đến mẫu biên bản bàn giao TSCĐ.

  • TSCĐ vô hình: 

Ngược lại với loại hữu hình, TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể. Nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Chúng bao gồm các nhân tố như: các sáng chế, công thức, quy trình, thương hiệu, quyền kinh doanh, hợp đồng… Loại tài sản này có thể được chuyển nhượng và người tiến hành chuyển nhượng cũng phải sử dụng biên bản bàn giao.

Tài sản công cụ – dụng cụ

Tài sản công cụ – dụng cụ không được xếp vào nhóm tài sản cố định. Bởi vì chúng không đáp ứng được những yêu cầu cần có của loại tài sản này. Giá trị tài sản này thấp hơn TSCĐ và thời gian sử dụng ngắn hơn. Các loại tài sản công cụ dụng cụ đều được phép chuyển nhượng miễn là chúng còn giá trị sử dụng.

 

Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao

Biên bản bàn giao có mục đích gì?

 

Mẫu biên bản bàn giao chuẩn hiện nay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……../BB ……………., ngày………tháng……..năm………

BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN

 

Giữa …………………………(bên giao) và ………………………….(bên nhận)

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ….. tại …………………………… đã tiến hành cuộc họp bàn giao tài sản giữa (bên giao) và…………………………….. (bên nhận) thực hiện theo………………………………………………. …………của ngày   

 

I/ THÀNH PHẦN THAM DỰ:

1/ Bên giao:

Ông: ……………………………………………………. Chức vụ:……………………………………..

Bà:……………………………………………………….. Chức vụ:……………………………………..

2/ Bên nhận:

Ông: ……………………………………………………. Chức vụ:……………………………………..

Bà:……………………………………………………….. Chức vụ:……………………………………..

Chủ tọa: Ông (bà): …………………………………………………………………………………………………

Thư ký: Ông (bà): …………………………………………………………………………………………………..

 

II/ NỘI DUNG BÀN GIAO:

Bên…………………………… đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên………………………… theo biểu thống kê sau:

 

Bảng thống kê tài sản bàn giao

Số TT Tên tài sản Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Cộng:

Tổng giá trị: Bằng số:……………………………………………………………………………………………

                    Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………

Kể từ ngày ………………………………………….. số tài trên do bên…………………………….. chịu trách nhiệm quản lý.

Biên bản này lập thành 4 bản có giá trị như nhau. Bên giao giữ 2 bản, bên nhận giữ 2 bản.

 

                      CHỮ KÝ BÊN GIAO                                                           CHỮ KÝ BÊN NHẬN

          

Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao

Những lưu ý quan trọng khi lập biên bản bàn giao

 

 

Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao

Bởi ý nghĩa quan trọng của biên bản bàn giao nên cần phải lưu ý những điều sau:

– Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản.

– Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa bên giao và bên nhận.

– Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản. Như tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản…

– Nêu cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao.

– Chữ ký của cả hai bên (nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng).

 

Kết luận: 

 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về biên bản bàn giao và các loại tài sản có thể bàn giao. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nguồn thông tin hữu ích thiết thực cho mọi người. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé ! 

 

Thẻ: #bienban, #mau

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT