Bảng cân đối số phát sinh dùng để phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản. Và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Và cũng là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp. Đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính. Bài viết sau đây bePro.vn sẽ giải thích rõ hơn về khái niệm cũng như cách lập cụ thể.
Khái niệm
Trước khi lập bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kế toán phải kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi trong sổ sách. Cũng như chứng từ, để đảm bảo sự chính xác trong việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế.
Bảng cân đối là mẫu số S04-DNN được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của BTC. Bảng này chính là báo cáo tổng hợp số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Để lập được bảng cân đối thường dựa vào sơ đồ chữ T của các tài khoản tương ứng từ 111 đến 911.
Nội dung và kết cấu của bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối là phương pháp kỹ thuật dùng để kiểm tra một cách tổng quát. Kiểm tra số liệu kế toán đã ghi trên các tài khoản tổng hợp, được xây dựng trên 2 cơ sở:
– Tổng số dư bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp. Phải bằng tổng số dư bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp.
– Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp. Phải bằng tổng số phát sinh bên Có cửa tất cả các tài khoản tổng hợp.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Bảng Cân đối số phát sinh được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối số phát sinh kỳ trước.
Trước khi lập Bảng cân đối phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Sau đó kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.
Số liệu ghi vào Bảng cân đối chia làm 2 loại:
– Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ. Cột 1,2 Số dư đầu tháng, tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6 Số dư cuối tháng). Trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”. Các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.
– Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 Số phát sinh trong tháng). Trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”. Tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.
Các cột cần bổ sung vào Bảng cân đối
– Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 2. Mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.
– Cột 1, 2- Số dư đầu tháng: Phản ánh số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ (Số dư đầu kỳ báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ. Được lưu trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối tháng” của Bảng Cân đối kỳ trước.
– Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh lũy kế từ đầu tháng” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.
– Cột 5,6 “Số dư cuối tháng”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối kỳ báo cáo trên Sổ Cái. Hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu tháng (cột 1, 2). Và số phát sinh trong tháng (cột 3, 4) tháng này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối tháng sau.
Cách lập bảng chi tiết từng chỉ tiêu trong tài khoản:
Cột 1: Số hiệu tài khoản:
– Ghi số hiệu của từng Tài khoản cấp 1 (hoặc cả tài khoản cấp 1 và cấp 2) doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.
Cột 2: Tên tài khoản:
– Ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà DN đang sử dụng.
Cột 3, 4: Số dư đầu năm:
– Phản ánh số dư Nợ đầu năm và dư Có đầu năm theo từng tài khoản.
– Số liệu để ghi được căn cứ vào sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái. Hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7, 8 của Bảng cân đối năm trước.
Cột 5, 6: Số phát sinh trong năm:
– Căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo.
– Số liệu để ghi được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ. Và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái trong năm báo cáo.
Cột 7, 8: Số dư cuối năm:
– Dùng để phản ánh số dư Nợ cuối năm và số dư Có cuối năm. Theo từng khoản mục của năm báo cáo.
– Số liệu ghi được tính như sau:
Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm
Kết luận:
Bài viết trên đã chia sẻ về các nội dung quan trọng của bảng cân đối và cách lập. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc về bảo hiểm, các dịch vụ kế toán khác, hãy liên hệ đến bePro.vn để được tận tình tư vấn nhé!