Luật doanh nghiệp 2005 về nguyên tắc, việc tổ chức quản lý các loại hình doanh nghiệp. Không phân biệt nguồn gốc và cơ cấu sở hữu sẽ thực hiện theo Luật Doanh nghiệp. Cụ thể hơn những nội dung quan trọng, hãy cùng dịch vụ kế toán tphcm bePro.vn theo dõi bài viết dưới đây. 

 

Tổng quan về luật doanh nghiệp 2005

Việc ban hành Luật Doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu nội tại của nền kinh tế. Và của hội nhập kinh tế quốc tế và khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật hiện hành về doanh nghiệp. Đặc biệt là sự chia cắt, tách biệt áp dụng theo thành phần kinh tế. Luật Doanh nghiệp bao gồm 10 chương với 172 điều. 

 

Luật doanh nghiệp 2005 và những nội dung đổi mới

Luật doanh nghiệp 2005 và những nội dung đổi mới

Nội dung đổi mới quan trọng của luật doanh nghiệp 2005

So với Luật Doanh nghiệp 1999, nội dung của Luật DN có những điểm đáng lưu ý sau đây:

 

Nội dung chính của Luật doanh nghiệp

Luật quy định các quyền và nghĩa vụ của DN. Từ giai đoạn thành lập DN và đăng ký kinh doanh đến quản trị DN. Đối với các loại hình DN như công ty cổ phần, Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty. Tổ chức lại và giải thể, phá sản doanh nghiệp. Quản lý nhà nước đối với DN.

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Khác với luật Doanh nghiệp 2005. Tại Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 cho phép Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây là quy định hoàn toàn mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật. Đồng thời tháo gỡ cho doanh nghiệp trong các trường hợp. Người đại diện duy nhất không hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên/cổ đông. Trong quá trình quản lý điều hành nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty.

 

Mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng

Luật Doanh nghiệp điều chỉnh và áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp. Không phân biệt thành phần kinh tế, đó là công ty TNHH, cổ phần, hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được quyền tự chủ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh. Không bị bắt buộc phải sử dụng duy nhất hình thức công ty TNHH như hiện nay. Doanh nghiệp nhà nước sẽ được chuyển đổi theo thời hạn cụ thể. Để tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

 

Luật doanh nghiệp 2005 và những nội dung đổi mới

Luật doanh nghiệp 2005 và những nội dung đổi mới

 

Bổ sung quy định về nhóm công ty

Thực chất, quy định về nhóm công ty nhằm mục đích tăng cường sự công khai, minh bạch. Trong hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế chế độ trách nhiệm hữu hạn. Và bảo vệ lợi ích của cổ đông thiểu số. Đó là các quy định trách nhiệm đền bù của công ty mẹ đối với công ty con. Hay nghĩa vụ lập báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty.

 

Quyền của doanh nghiệp

– Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh. Và chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

– Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

– Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

– Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

– Quyền khác theo quy định của pháp luật.

 

Luật doanh nghiệp 2005 và những nội dung đổi mới

Luật doanh nghiệp và những nội dung đổi mới quan trọng

 

Đơn giản và rõ ràng hơn trong thành lập và đăng ký kinh doanh

– Bổ sung thêm khiến loại hình doanh nghiệp được đa dạng hơn. Để các nhà đầu tư lựa chọn bằng việc cho phép thành lập công ty TNHH có một thành viên là cá nhân.

– Rút ngắn hơn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đồng thời, quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn về hồ sơ đăng ký KD đối với từng loại hình doanh nghiệp.

– Quy định cụ thể hơn, rõ hơn trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đặt tên doanh nghiệp để tránh trường hợp trùng tên hoặc gây nhầm lẫn trong đặt tên DN.

– Thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh. Điều này tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của loại hình DN được coi là khá mới và chưa phổ biến này ở Việt Nam.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ về luật doanh nghiệp 2005 và những nội dung đổi mới. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.  

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT