Pháp chế là gì, đó là thuật ngữ khá quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu khái niệm pháp chế. Hãy cùng dịch vụ kế toán trọn gói bePro.vn tìm hiểu nhé!
Pháp chế là gì?
Pháp chế là thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội. Từ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế. Quan hệ xã hội, hoạt động, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo định nghĩa nêu trên, ta hiểu rằng pháp chế và pháp luật là hai thuật ngữ khác nhau. Pháp luật là quy tắc được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. Còn pháp chế có thể coi là tình trạng xã hội áp dụng các quy tắc đó trong thực tiễn.
Công tác pháp chế là gì?
Để hiểu được công tác pháp chế là gì? Bạn cần biết pháp chế là chế độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Quản lý đời sống xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật.
Công tác pháp chế là điều mà mọi doanh nghiệp cần tuân thủ, thực thi.
Công tác pháp chế được hiểu là hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện một hoặc nhiều công việc cụ thể. Nhằm thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống. Công tác pháp chế có vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Người làm công tác pháp chế
Người làm công tác pháp chế bao gồm:
- Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
- Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.
Quy định chung về pháp chế
Theo nghĩa này, người ta có thể phân biệt pháp luật và pháp chế một cách rõ ràng. Bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định. Còn pháp chế là tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Và mọi công dân tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Cũng do đó có thể nói đến đời sống pháp chế, tình trạng pháp chế của một nước.
Toàn bộ hệ thống pháp luật và đời sống thực tiễn của pháp luật. Theo nghĩa này pháp chế bao gồm hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật trong cuộc sống.
Bên cạnh đó,
Thành tố ghép để xác định tính chất, mối quan hệ với pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Làm công tác tư vấn, xây dựng, thẩm tra, tuyên truyền, thi hành pháp luật. Như Uỷ ban pháp chế của trong nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khác nhau.
Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc pháp chế được quy định tại Hiến pháp như sau:
Thứ nhất:
Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.
Để thực hiện được các quy định của pháp luật. Thì bộ máy nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy cần phải quy định rõ ràng những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước và người trực tiếp thực hiện nó.
Thứ hai:
Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.
Những thành phần nói trên là người trực tiếp thực hiện các chức năng của nhà nước. Là đội ngũ đại diện cho nhà nước khi thực hiện các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, đội ngũ này phải tuân thủ nguyên tắc kể trên để thực hiện được tốt nhất chức năng của nhà nước. Và thực hiện pháp luật trong đời sống.
Thứ ba:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện lạm quyền, tham nhũng xảy ra khá nhiều.
Vai trò của pháp chế trong đời sống xã hội
Trong đời sống hiện nay, pháp chế, công tác pháp chế đóng vai trò quan trọng. Trong việc xây dựng, quản lý và phát triển đất nước. Cụ thể như sau:
– Pháp chế, công tác pháp chế bảo đảm cho việc lãnh đạo của Đảng. Và sự quản lý nhà nước của nhân dân bằng pháp luật và theo pháp luật.
– Là công cụ để tạo lập và củng cố trật tự, kỷ cương trong xã hội.
– Pháp chế góp phần đảm bảo, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Các quyền và lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
– Pháp chế góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền.
Kết luận:
Vừa rồi là chia sẻ của bePro.vn về pháp chế là gì và quy định, nguyên tắc pháp chế. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.