Hạch toán thuế môn bài  hay lệ phí môn bài là tên gọi mới của thuế môn bài được thực hiện theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 302/2016/TT-BTC. Bài viết sau đây, bePro.vn sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán chi tiết lệ phí môn bài theo Thông tư 200 và Thông tư 133.

 

Khái niệm

Thuế môn bài là một loại sắc thuế trực thu đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Thuế môn bài là loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm. 

Theo quy định về thuế môn bài, mức thu được phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh trước liền kề. Hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh trước liền kề tùy từng nơi khác nhau. 

Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Các DN nộp thuế lợi tức được tính theo mức lợi nhuận có thể bị đánh thuế của họ sau khi đã trừ đi chi phí. Các doanh nghiệp cũng sẽ thay mặt cho người làm công cho họ nộp tiền vào bảo hiểm quốc gia. Ngoài ra, trên thực tế còn có thuế gián thu và thuế định ngạch.

 

Hạch toán thuế môn bài và quy định về lệ phí 

Hạch toán thuế môn bài và quy định về lệ phí

 

 

Quy định về lệ phí môn bài

Mức lệ phí môn bài được quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:

– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng/năm.

– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng/năm.

– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1 triệu đồng/năm.

Theo quy định:

“Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

 

Lưu ý khi hạch toán lệ phí môn bài

– Kế toán cần xem xét xem doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán hạch toán theo Thông tư 133 hay Thông tư 200.

– Nếu hạch toán sai,tài khoản kế toán, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.

– Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán nào phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp đó.

 

Cách kê khai thuế môn bài 

Cách kê khai đối với doanh nghiệp:

– Chỉ kê khai thuế môn bài một lần khi mới đi vào hoạt động.

– Đối với doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Thời hạn kê khai chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đi vào sản xuất kinh doanh.

– Đối với các doanh nghiệp mới thành lập nhưng chưa đi vào sản xuất kinh doanh. Thời hạn kê khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy đăng ký kinh doanh.

Cách kê khai đối với cá nhân kinh doanh:

– Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Thì không cần nộp tờ khai thuế môn bài. Thay vào đó sẽ nộp theo mức ấn định của Cơ quan thuế.

– Đối với hoạt động cho thuê bất động sản thì cá nhân khai từng lần theo hợp đồng.

Thời hạn nộp tiền thuế môn bài chậm nhất là 30/01 hàng năm.

Hạch toán thuế môn bài và quy định về lệ phí 

Quy định về lệ phí môn bài chuẩn hiện nay

 

 

Các nghiệp vụ hạch toán lệ phí môn bài chủ yếu

1. Khi nộp tờ khai lệ phí môn bài

Dựa vào tờ khai thuế môn bài đã nộp cho cơ quan Thuế, Kế toán hạch toán như sau:

– Nếu hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 200:

Nợ TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí.

Có TK 3338 – Các loại thuế khác.

– Nếu hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133

Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Có TK 3338 – Các loại thuế khác.

2. Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách, hạch toán như sau (áp dụng cho cả Thông tư 133 và Thông tư 200):

Nợ TK 3338 – Các loại thuế khác.

Có TK 111, 112.

3. Cách hạch toán tiền phạt nộp chậm lệ phí môn bài

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn chậm nộp lệ phí môn bài. Cơ quan thuế sẽ có quyết định phạt. Khi doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt của Cơ quan thuế, bút toán hạch toán như sau:

– Khi nhận quyết định xử phạt:

Nợ TK 811 – Chi phí khác.

Có TK 3339 – Lệ phí và các khoản phải nộp.

– Khi nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước, căn cứ giấy nộp tiền:

Nợ TK 3339 – Lệ phí và các khoản phải nộp.

Có TK 111, 112.

– Cuối kỳ kết chuyển chi phí sang tài khoản Kết quả kinh doanh:

Nợ TK 911 – Kết quả kinh doanh.

Có TK 811 – Chi phí khác.

 

Hạch toán thuế môn bài và quy định về lệ phí 

Thuế môn bài là gì và quy định về lệ phí môn bài

 

Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế môn bài

– Khi DN nhận được Quyết định xử phạt của Cơ quan thuế:

Nợ TK 811: Chi phí khác.

Có TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp.

– Khi nộp tiền phạt (Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách):

Nợ TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp.

Có TK 111/112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

– Cuối kỳ kết chuyển:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.

Có TK 811: Chi phí khác.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về hạch toán thuế môn bài và quy định về lệ phí. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến công ty kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé. 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT