Chính sách tài khóa được ví như “bàn tay vô hình” của Chính phủ. Nhằm can thiệp đến tình hình kinh tế của một Quốc gia hay vùng lãnh thổ. Đặc biệt là trong những thời điểm lạm phát quá cao. Hay có tốc độ tăng trưởng GDP không đạt kỳ vọng. Thì chính sách này được xem như là công cụ ngắn hạn để cải thiện tình hình. Vậy khái niệm, phân loại và công cụ chính sách này ra sao. Hãy cùng công ty dịch vụ kế toán bePro.vn tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Khái niệm
Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là quyết định của chính phủ về điều chỉnh mức chi tiêu và thuế suất. Nhằm mục đích hướng nền kinh tế vào mức sản lượng, mức việc làm mong muốn. Đặc biệt là ổn định giá cả, lạm phát trong nền kinh tế của một quốc gia. Hiểu một cách đơn giản thì đây là công cụ của nền kinh tế vĩ mô, tác động đến quy mô hoạt động kinh tế. Thông qua việc thay đổi chi tiêu, thuế của chính phủ.
Xét trong điều kiện kinh tế bình thường thì chính sách này tác động vào giúp tăng trưởng kinh tế. Còn trong điều kiện khi nền kinh tế có dấu hiệu phát triển quá mức hay suy thoái. Thì nó lại được dùng như công cụ đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng. Chỉ có cấp chính quyền trung ương như chính phủ mới có quyền ban hành cũng như thực thi. Còn lại các cấp chính quyền địa phương hoàn toàn không có chức năng này.
Các công cụ của chính sách
Công cụ thuế
– Thuế (Tax): Khoản khí mà một cá nhân hay pháp nhân phải trả cho chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công.
– Direct Taxes là thuế trực thu. Là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản / thu nhập của người dân. Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân,…
– Thuế gián thu: Thuế đánh gián tiếp lên giá trị hàng hóa/dịch vụ trong sản xuất, tiêu dùng. Ví dụ: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,…
Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu chính phủ tiếng anh là Government Spending. Đây là các khoản chi tiêu, đầu tư của chính phủ để phục vụ cho đời sống người dân và kinh tế quốc gia. Bao gồm chi tiêu thường xuyên (các khoản chi cho an ninh quốc phòng, y tế, giáo dục,..). Và các chi tiêu đầu tư như các khoản chi cho cơ sở hạ tầng,…
Các loại chính sách tài khóa
Chính sách này có nhiều cách phân loại khác nhau. Chính phủ có thể lựa chọn việc thay đổi chi tiêu hoặc thay đổi thuế. Hoặc thay đổi cả hai để cắt giảm, mở rộng tổng cầu giúp bình ổn nền kinh tế.
Chính sách mở rộng
Hay còn gọi là chính sách thâm hụt. Là chính sách để tăng cường chi tiêu cho chính phủ so với nguồn thu. Thông qua các gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng nguồn thu. Giảm nguồn từ thuế nhưng không giảm chi tiêu. Hoặc vừa tăng mức độ chi tiêu của chính phủ và vừa giảm nguồn thu từ thuế. Được áp dụng để kích thích thị trường tăng trưởng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho NLĐ.
Chính sách thắt chặt
Hay tên gọi là chính sách tài khóa thặng dư. Là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ bằng một số nguồn thu khác. Ví dụ như chi tiêu của chính phủ sẽ ít đi nhưng không tăng thu. Hoặc không giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu từ thuế. Hoặc là vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế. Được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh, thiếu bền vững hoặc bị lạm phát cao.
Chính sách trong điều kiện có sự ràng buộc về ngân sách
Trong một vài năm gần đây khi mà chính phủ nhiều nước có các khoản thâm hụt ngân sách Nhà nước quá nhiều. Thì việc tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế. Nhằm kích thích nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái được đánh giá là ít có sự khả thi về mặt chính trị. Đặt mục tiêu này sẽ đòi hỏi chính phủ các nước cắt giảm chi tiêu, tăng thuế. Do đó ít phạm vi hơn cho tăng chi tiêu, giảm thuế để kích thích toàn bộ nền kinh tế.
Hạn chế của chính sách
Trễ thời gian
Thông thường mất khoảng 6 đến 12 tháng. Thì Chính phủ mới đủ số liệu đáng tin cậy để nhận ra sự thay đổi tổng cầu của thị trường. Sau khi đưa ra chính sách, thì cũng mất thêm một khoảng thời gian để Chính phủ thực thi những quyết định.
Không biết được quy mô tác động cụ thể
Việc điều chỉnh chi tiêu lên các biến số của kinh tế quỹ mô đã dự tính trước đó. Nếu có thể dự tính được thì cũng chỉ dựa vào các số liệu cơ sở đã được xử lý trong quá khứ. Từ đó dẫn đến mức độ hiệu quả của chính sách tài khóa.
Có những tác động tiêu cực nhất định đến nền kinh tế quỹ mô nếu sử dụng đúng cách. Ví dụ như nền kinh tế đang bị suy thoái. Dẫn đến sản lượng thực tế > sản lượng tiềm năng. Từ đó gây ra thâm hụt ngân sách, thu được ít thuế hơn. Và gia tăng lạm phát và nợ chính phủ.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về chính sách tài khóa là gì và công cụ chính, phân loại và hạn chế của chính sách. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.