Biên bản thanh lý hợp đồng là khâu đoạn cuối cùng để hoàn tất một hợp đồng nào đó mà bạn và đối tác đã ký kết trước đó. Để tránh những phiền phức có thể xảy ra sau khi hết hợp đồng trong tất cả các lĩnh vực. Bạn nên thực hiện Biên bản thanh lý để chấm dứt nhằm tránh tranh chấp về sau. Hãy cùng công ty dịch vụ kế toán bePro.vn tham khảo bài viết dưới đây! 

 

Khái niệm

Thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất. Và những nội dung chưa được hoàn tất. Đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh. Sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

 

Biên bản thanh lý hợp đồng và những điều quan trọng cần biết

Biên bản thanh lý hợp đồng và những điều quan trọng cần biết

 

 

Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Một trong những căn cứ để doanh nghiệp có thể dùng khi thỏa thuận về những công việc được giao. Khi ký kết hợp đồng trong một dự án, hai bên thống nhất những điều khoản trong hợp đồng. Nếu đồng ý doanh nghiệp có thể đi đến thương lượng và ký kết. Biên bản thanh lý có thể hiểu là một văn bản ghi nhận công việc nào đó được hoàn tất và đã hoàn thành xong. Đạt kế hoạch về được hai bên tham gia xác nhận lại những điều khoản đã ký kết. Từ đây làm cơ sở căn cứ cho quá trình hoạt động của hai bên được thành công và thuận lợi nhất có thể.

Đồng thời, chấm dứt những nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia.

Về tính chất, đối tượng, chủ thể của các hoạt động được ghi trong bản hợp đồng chính. Chấm dứt và không liên quan đến nhau trong bất kỳ một vấn đề nào được nêu trong hợp đồng.

 

 

Mục đích của biên bản thanh lý 

Thông qua việc thanh lý hợp đồng sẽ giúp cho các bên xác định được mức độ thực hiện công việc trong HĐ. Để từ đó xác định nghĩa vụ của mỗi bên sau khi thanh lý cũng như xác định các vấn đề về tài sản. Và hậu quả pháp lý của các bên trong giao kết hợp đồng. Khi cả hai bên ký vào biên bản thanh lý thì quan hệ HĐ đó coi như đã chấm dứt. Trừ những quyền và nghĩa vụ đã được xác định vẫn có hiệu lực cho bên khi các bên hoàn thành.

Cụ thể:

Mục đích của việc TLHĐ và giúp cho các bên xác nhận lại việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đến đâu. Cùng những trách nhiệm còn tồn đọng và hệ quả là gì. Có thể hiểu, mục đích sâu xa của thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia. Tránh các tranh chấp về sau liên quan đến các quyền và nghĩa vụ đã thực hiện.

 

Biên bản thanh lý hợp đồng và những điều quan trọng cần biết

Biên bản thanh lý và những điều quan trọng cần biết

 

 

Mẫu biên bản thanh lý 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Số: …………………../TLHĐ

 

Căn cứ vào Hợp đồng …………. số: ………………/………….. ký ngày …./…../…….. giữa Ông/bà ………… và Ông/bà ………..

 Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm …….. Tại …………………………………………, Chúng tôi gồm:

 

BÊN A:Ông/bà ………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Số chứng minh nhân dân : ………………………………………………………………………

Số điện thoại        : …………………………………………………………………………………

BÊN B: Ông/bà ………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Số chứng minh nhân dân : . ……………………………………………………………………….

Số điện thoại        : …………………………………………………………………………………

Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý  ……………….. số: ……/……../……/20.….. ký ngày …./…../……..  với nội dung sau:

 

ĐIỀU 1. NỘI DUNG THANH LÝ HỢP ĐỒNG

 

1.1. Hai bên xác nhận Bên A và Bên B đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ của mình theo đúng Hợp Đồng và thanh lý Hợp Đồng.

1.2. Hai bên đồng ý ghi nhận sự hợp tác, tích cực của Bên A và Bên B trong việc thực hiện Hợp Đồng. Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng nêu trên.

 

ĐIỀU 2. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

 

2.1. Hai Bên thống nhất ý chí rằng không có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh đến Hợp Đồng cho đến ngày ký Biên bản thanh lý HĐ này.

2.2. Biên bản thanh lý này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến Hợp Đồng. Và cam kết không khiếu nại gì đối với Hợp Đồng sau khi ký Biên bản thanh lý HĐ ; số: ……/……../……/20.….. ký ngày …./…../…….. 

2.3. Biên bản thanh lý này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt. Có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản để thực hiện.

 

                        ĐẠI DIỆN BÊN A                                                   ĐẠI DIỆN BÊN B

 

 

Biên bản thanh lý hợp đồng và những điều quan trọng cần biết

Biên bản thanh lý và những điều quan trọng cần biết

 

Biên bản thanh lý có bắt buộc hay không? 

Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận. Miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Ngoài ra, nếu các bên không muốn ký Biên bản thanh lý thì có thể chèn thêm nội dung trong HĐ chính. Ví dụ:

– Khi hai bên hoàn thành xong các nghĩa vụ của mình và không có vấn đề gì xảy ra thì hợp đồng tự thanh lý.

– Sau 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng này tự đồng thanh lý.

 

Kết luận: 

 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về biên bản thanh lý hợp đồng và những điều quan trọng cần biết.  Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói  bePro.vn để được tư vấn miễn phí nhé.

 

Thẻ: #hopdong, #mau

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT