Kiểm toán là gì đã không còn xa lạ với doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay. Tuy vậy, để hiểu một cách rõ ràng chính xác tránh nhầm lẫn là điều cần thiết. Vậy, kiểm toán thực sự là gì? có bao nhiêu loại kiểm toán? Hãy cùng công ty dịch vụ kế toán bePro.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 

 

Khái niệm

Kế toán là gì?

Để hiểu được kiểm toán, trước tiên chúng ta nên hiểu về kế toán. Vì hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau. Về cơ bản, kế toán sẽ cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những BCTC.

 

Kiểm toán là gì và tầm quan trọng của kiểm toán trong DN

Kiểm toán là gì và tầm quan trọng của kiểm toán trong DN

 

Kiểm toán là gì? 

Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những BCTC đó. Từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức. 

Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng. Những bằng chứng này liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra/cung cấp bởi kế toán. Nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán. Đó là lý do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp. Từ đó giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.

 

Các loại kiểm toán hiện nay

Có 3 loại kiểm toán

– Kiểm toán Nhà nước: 

Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí. Thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.

– Kiểm toán độc lập: 

Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính. Ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của KH. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.

– Kiểm toán nội bộ: 

Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc BGĐ. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty. Mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài. Vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc.

 

Kiểm toán là gì và tầm quan trọng của kiểm toán trong DN

Kiểm toán là gì và tầm quan trọng của kiểm toán trong DN

Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán là gì

Kiểm toán góp phần tạo niềm tin cho những người quan tâm

Kiểm toán tạo niềm tin cho những đối tượng quan tâm như các cơ quan nhà nước, ngân hàng, các nhà đầu tư. Đa số là các nhà quản lý, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp,…

Hướng dẫn nghiệp vụ

Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động của kiểm toán nói chung.

Hoạt động tài chính bao gồm nhiều mối quan hệ về đầu tư, về kinh doanh, về phân phối, về thanh toán. Tính phức tạp của hoạt động này càng tăng lên. Bởi quan hệ chặt chẽ giữa các quan hệ tài chính với lợi ích con người. Trong khi đó thông tin kế toán là sự phản ánh của hoạt động tài chính. Và là sản phẩm của quá trình xử lý thông tin bằng phương pháp kỹ thuật rất đặc thù.

Góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu năng quản lý

Kiểm toán không chỉ xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn về quản lý. Trong điều kiện mới chuyển đổi cơ chế kinh tế, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh… Nên việc duy trì kỷ cương và đảm bảo phát triển đúng hướng chỉ có được trên cơ sở xây dựng đồng bộ. Và việc tổ chức thực hiện tốt kiểm toán trên mọi lĩnh vực.

Kiểm toán là gì và tầm quan trọng của kiểm toán trong DN

Tầm quan trọng của kiểm toán trong doanh nghiệp

Tầm quan trọng của kiểm toán trong doanh nghiệp

Kiểm toán hoạt động dưới vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp. Mục đích của công việc này là đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật. Và tuân thủ các đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty.

Kiểm toán còn chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của DN. Họ giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.

Bên cạnh đó:

Chức năng tiếp theo của kiểm toán là giúp chủ doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu. Các điểm yếu này từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban. Các kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp công ty hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. 

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về kiểm toán là gì và tầm quan trọng của kiểm toán trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé. 

 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT