Mức giảm trừ gia cảnh 2021 cho người phụ thuộc được quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Và theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân. Khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Vụ thể việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện ra sao, có những nội dung nào quan trọng, hãy cùng bePro.vn tìm hiểu bài viết sau nhé!
Khái niệm
Giảm trừ gia cảnh là gì?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân. Việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
– Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế. Đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế. Đó là cá nhân cư trú.
– Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
Người phụ thuộc là gì?
Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế TNCN có trách nhiệm nuôi dưỡng. Theo quy định hiện nay, người phụ thuộc gồm: Con cái, vợ hoặc chồng, cha mẹ và các cá nhân không nơi nương tựa khác
Đối tượng và điều kiện được giảm trừ
Bản thân người nộp thuế
Theo điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công đương nhiên sẽ được giảm trừ.
Lưu ý:
– Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công. Thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) NNT lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
– Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01. Hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động. Và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
– Trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân. Hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng. Thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.
Người phụ thuộc
Nguyên tắc giảm trừ
– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
– Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc. Và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
– Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế. Thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng. Khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế. Và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh. Chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế. Quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
Cụ thể:
– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng. Thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Mức giảm trừ gia cảnh 2021 cho bản thân và người phụ thuộc
Mức giảm trừ gia cảnh thu nhập cá nhân năm 2021 có nhiều thay đổi mà các bạn kế toán phải cập nhật. Cụ thể, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc khi tính thuế TNCN được quy định như sau:
Trước ngày 1/7/2020 thì mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Đối tượng | Mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân |
Mức giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế. | 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm). |
Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc. | 3,6 triệu đồng/tháng. |
Từ ngày 1/7/2020 trở đi thì mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Đối tượng | Mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân |
Mức giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế. | 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm). |
Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc. | 4,4 triệu đồng/tháng. |
Lưu ý:
– Khi kê khai thuế và tạm nộp thuế thu nhập cá nhân từ kỳ tháng 7/2020. Nếu doanh nghiệp kê khai theo tháng hoặc từ kỳ khai thuế quý 3/2020. Nếu doanh nghiệp kê khai theo Quý thì áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới như trên.
– Nhưng đến khi Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cuối năm thì được tính lại theo mức giảm trừ gia cảnh mới.
Mức giảm trừ đối với khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Mức giảm trừ theo tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm vào lương của người lao động:
- BHXHi: 8%;
- Bảo hiểm y tế 1.5%;
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về mức giảm trừ gia cảnh 2021 và điều kiện được giảm trừ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích dành cho bạn. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé